5 Điều cần biết về bệnh Parkinson

van hanh

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh trung ương có tỉ lệ cao thứ hai sau bệnh Alzheimer.

Đây là căn bệnh của những nhân vật nổi tiếng như: võ sĩ quyền anh Muhammad Ali , Giáo hoàng John Paul II, ca sĩ Linda Ronstadt, diễn viên Michael J. Fox, nhà du hành vũ trụ Michael Richard, nhạc sĩ Maurice White, họa sĩ Salvador Dali…

Căn bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi (sau 50 tuổi), khoảng 10% xảy ra ở người trước 45 tuổi. Nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới. Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người bệnh và gia đình, do chi phí điều trị và gánh nặng kinh tế rất cao.

  1. Nguyên nhân của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ bắp, khiến cho việc đi lại khó khăn, cử động chân chậm, chân tay bị run cứng.

Bệnh Parkinson khi tiến triển sẽ ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được vì sao các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh bị thoái hóa. Hầu hết các chuyên gia vẫn tin rằng Parkinson là do tương tác giữa các yếu tố của môi trường bên ngoài với tính mẫn cảm di truyền của cơ thể.

  • Hội chứng Parkinson nguyên phát: bệnh Parkinson, Parkinson-plus, hội chứng Parkinson do thoái hóa di truyền
  • Hội chứng Parkinson thứ phát: do thuốc, độc tố, tổn thương mạch máu/ cấu trúc não
  1. Các giai đoạn bệnh Parkinson

– Giai đoạn 1: có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt

– Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng

– Giai đoạn 3: có triệu chứng cả 2 bên cơ thể có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế

– Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần

– Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được.

Bệnh Parkinson xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa khiến cho việc đi lại khó khăn, cử động chân chậm, chân tay bị run cứng.

  1. Các triệu chứng của Bệnh Parkinson
  • Các triệu chứng vận động

Run: khi nghỉ, giảm khi vận động, mất khi ngủ, tăng khi lo âu; khởi phát & ưu thế một bên

Đơ cứng

Cử động chậm, bất động

Rối loạn tư thế: dáng đi, thăng bằng

  • Các triệu chứng ngoài vận động:

Dị cảm/ đau

Trầm cảm (40-70%), lo âu, đau, mệt mỏi

Sa sút trí tuệ (85% sau 15 năm)

Tâm thần/ảo giác (ảo thị)

Rối loạn giấc ngủ (1/3): khó ngủ, mất ngủ, buồn ngủ ban ngày (50%), rối loạn hành vi trong giấc ngủ

Rối loạn tình dục

Nuốt khó (18,5-100%) và/hoặc ứ đọng nước bọt

Giọng nói nhỏ, đơn điệu/ nói khó

Rối loạn tiêu hóa (70-80%): liệt dạ dày, táo bón

Hạ huyết áp tư thế (50%)

Rối loạn đi tiểu

  1. Lời khuyên dành cho người bệnh Parkinson:
    Bổ sung các chất có lợi:
  • Omega-3: chống viêm, cải thiện khí sắc
  • Phosphatidylserine: cải thiện khí sắc và chức năng
  • Coenzyme Q10 liều cao: làm chậm tiến triển của bệnh ở giai đoạn đầu
  • Vitamin D
  • Kết hợp liều cao viatmin C và E: trì hoãn việc dùng thuốc
  • Caffeine: giảm nguy cơ và tiến triển của bệnh nhưng có tác dụng phụ
  • Thảo dược: Đậu răng ngựa/ đậu tằm (vicia faba), mắc mèo/ đậu mèo rừng (mucuna pruriens) có chứa levodopa. Bạch quả (ginko biloba) chống oxy hóa. Hương hoa brahni (bacopa monnieri – một loại trong họ Mã đề) cải thiện lưu lượng máu não, khí sắc, nhận thức và chức năng thần kinh

        Tránh các chất có hại:

  • Môi trường có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
  • Thận trọng với các thức uống có cồn: tương tác với thuốc, gây buồn ngủ
  • Vitamin B6: giảm tác dụng của thuốc điều trị
  1. Điều trị bệnh Parkinson:

Các biện pháp không dùng thuốc

Bệnh vẫn có thể được điều trị tốt, nhờ dùng thuốc đúng đắn, vật lý trị liệu, và các phương pháp trợ giúp khác. Tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, chúng tôi kết hợp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm giới hạn các tác dụng phụ của thuốc, đem lại hiệu quả phối hợp cao, cải thiện các triệu chứng cản trở sinh hoạt, làm chậm diễn tiến của bệnh, duy trì các hoạt động chức năng càng lâu càng tốt, bao gồm:

  • Massage giúp tăng lưu thông máu và giảm co thắt cơ
  • Âm nhạc trị liệu
  • Tập luyện, phục hồi chức năng
  • Dụng cụ hỗ trợ
  • Chăm sóc giảm nhẹ

Kết hợp với các loại thuốc khác do bác sĩ chỉ định. Đơn thuốc được điều chỉnh dựa vào từng giai đoạn, tình trạng bệnh.

Trong một số trường hợp, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật kích thích não sâu. Vì tiến trình của bệnh Parkinson là không thoái lui, thuốc không kiểm soát tối ưu các triệu chứng và tác dụng không mong muốn của thuốc dẫn đến việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh ngày càng khó.

PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùngngười tiên phong ghi dấu ấn lớn trong lịch sử ngành y nước ta trong điều trị bệnh Parkinson.

ThS.BS. Nguyễn Anh Diễm Thúy đã tham gia phẫu thuật kích thích não sâu cho bệnh nhân Parkinson từ năm 2012.

Nếu có các biểu hiện trên, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị chính xác.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

——————–

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close