Bị đau cổ khi ngủ dậy – Nguyên nhân và Cách điều trị

van hanh

Đau cổ khi ngủ dậy là điều không ai trong số chúng ta mong đợi khi bắt đầu ngày mới. Vì nó thường mang lại tâm trạng tồi tệ và khiến cho những cử động đơn giản như quay đầu trở nên đau đớn.

Trong hầu hết các trường hợp, đau cổ khi ngủ dậy là kết quả của việc ngủ sai tư thế, sử dụng loại gối ngủ không phù hợp hoặc bạn đang gặp phải các vấn đề về giấc ngủ khác. Song, nếu xét ở một mức độ nghiêm trọng hơn, đây thậm chí còn có thể là triệu chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ.

Vì thế, đừng nên chủ quan, mà hãy cố gắng theo dõi tình trạng này nếu bạn bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu bất ổn như cơn đau kéo dài và đau không thuyên giảm… theo đó, tìm đến sự trợ giúp y tế kịp thời sẽ là việc sáng suốt nhất mà bạn nên làm.

Bị đau cổ khi ngủ dậy là như thế nào?

Đau cổ khi ngủ dậy có các biểu hiện cụ thể bao gồm cứng khớp cổ, gây khó khăn khi cử động, nếu cố gắng cử động sẽ thấy đau nhức rất khó chịu.

Nguyên nhân gây đau cổ khi ngủ dậy

  • Ngủ sai tư thế: ngủ với tư thế nằm sấp, nằm quay đầu sang một bên… gây đau mỏi cơ vùng cổ do bị chèn ép mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, làm giải phóng nhiều hơn lượng axit lactic tạo cảm giác đau mỏi ở cơ bắp
  • Gối kê đầu không phù hợp: việc nằm trên gối quá cứng hoặc quá cao sẽ khiến cơ có dấu hiệu căng giãn, chịu nhiều áp lực và gây ra cơn đau vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy
  • Cổ bị chấn thương trước đó: những trường hợp té ngã, chấn thương trong lúc chơi thể thao, lao động, tai nạn giao thông hoặc chấn thương whiplash ảnh hưởng đến vùng cổ không gây ra cơn đau ngay lập tức. Khoảng thời gian sau chấn thương, đặc biệt là sau khi ngủ dậy, mới xuất hiện các triệu đau mỏi và cứng cổ.
  • Chuyển động đột ngột khi ngủ: các chuyển động cổ diễn ra đột ngột trong khi ngủ có thể gây sức ép khiến các cơ bị căng thẳng, dẫn đến đau. Nếu tiếp tục có thể không chỉ gây đau cổ khi ngủ dậy, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giấc ngủ.
  • Thoái hóa các khớp ở cổ: đau cổ khi ngủ dậy do thoái hóa khớp cổ xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Quá trình thoái hóa sẽ làm bào mòn, xơ cứng các đốt xương, đĩa đệm và sụn khớp, về sau, cơn đau còn lan ra vai và cánh tay, gây nên cảm giác tê tay và chân hoặc ngứa ran ở tứ chi.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy, giữa hai đốt sống cổ kề cận, chui qua khe hở của bao xơ bị rách, đi vào ống sống và chèn ép các dây thần kinh, gây ra những cơn đau dữ dội và dai dẳng ở cổ, cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian và cơn đau sẽ xuất hiện tại nhiều thời điểm trong ngày, kể cả là sau khi ngủ dậy.

đau cổ khi ngủ dậy - nguyên nhân và cách điều trị

Các cách giảm đau cổ khi ngủ dậy tại nhà

Các biện pháp giảm đau cổ tại nhà rất đơn giản và dễ thực hiện, bạn có thể áp dụng chúng để giảm đau tạm thời hoặc hỗ trợ giảm đau khi điều trị với các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của bác sĩ, bao gồm:

→ Để cho cổ nghỉ ngơi – chọn một chiếc gối kê đầu phù hợp, nằm xuống và thư giãn 15 – 20 phút

→ Mát xa cổ – xoa bóp vùng cổ, vai gáy theo chuyển động tròn, tuy nhiên không nên kéo căng cổ quá mức để tránh tình trạng đau trở nên nghiêm trọng

→ Tác dụng nhiệt lên cổ – chườm nóng/ lạnh – thực hiện chườm đá hoặc gel lạnh vào vùng cổ bị đau trong 20 phút sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm sưng ở cơ cổ. Hoặc nếu không hiệu quả, có thể chuyển sang chườm nóng, bằng cách sử dụng túi đệm nóng ở nhiệt độ vừa phải trong 20 phút sẽ giúp các cơ ở vùng cổ được giãn ra, giải phóng hệ thống dây thần kinh và mạch máu khỏi sự chèn ép.

→ Uống thuốc không kê toa – tình trạng đau cổ khi ngủ dậy có thể được khắc phục bằng thuốc không kê đơn ở trường hợp nhẹ, nguyên nhân gây đau không do bệnh lý. Là biện pháp giảm đau hiệu quả khi các cách trên không thuyên giảm được đau nhức.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy cơn đau cổ khi ngủ dậy xảy đến thường xuyên hơn, đau kéo dài hơn hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, dù đã áp dụng tất cả các biện pháp giảm đau tại nhà, thì hãy nên đến gặp ngay với bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời. Vì đau cổ khi ngủ dậy ở mức độ này là đang báo hiệu bạn có thể đang mắc phải các bệnh lý cơ xương khớp nghiêm trọng, hoặc thậm chí, có nguy cơ bệnh đang tiến triển nặng hơn.

Các phương pháp điều trị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại TTYK Vạn Hạnh

Điều trị bằng các phương pháp thông dụng nhưng vẫn mang lại hiệu quả đáng kể:

  •  Dùng thuốc
  •  Tập vật lý trị liệu (sử dụng máy móc hiện đại đê tập sóng ngắn, siêu âm, kéo giãn cột sống…) giúp giảm đau và kháng viêm.

→ Liệu pháp sinh học, có khả năng bảo tồn khớp tự nhiên nhất, đặc biệt, giảm được đau nhức đến hơn 50% chỉ sau mũi tiêm đầu tiên:

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) – an toàn gần như tuyệt đối vì không có tác dụng phụ gây nhiễm trùng và kích ứng, không dùng thuốc và sử dụng “máu tự thân” để điều chế huyết tương.
  • Tiêm tế bào gốc – đặc tính tái tạo được lượng mô bị thương tổn, khác biệt hoàn toàn so với các liệu pháp sinh học khác.

→ Điều trị giảm đau nhức đáng kể do chèn ép rễ thần kinh bằng phong bế thần kinh

  • Thủ thuật tiêm phong bế thần kinh – chẩn đoán gây tê dây thần kinh, kết hợp với tiêm PRP vào rễ thần kinh sẽ giúp kéo dài hiệu quả điều trị hoặc tiến hành đốt dây thần kinh bằng máy sóng cao tần sẽ giúp giảm được đau nhức lâu dài – vĩnh viễn.

 

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại TTYK Vạn Hạnh được thực hiện có liệu trình và phác đồ điều trị phù hợp với từng đặc điểm của bệnh nhân.

Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đảm bảo đáp ứng một cách linh hoạt và hỗ trợ tối đa các trường hợp bệnh nhân đã kháng trị với các phương pháp điều trị thông dụng, nhờ đó, sẽ giúp bệnh nhân giải tỏa được những căng thẳng và áp lực do đau nhức, cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống tốt hơn.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: ykhoavanhanh2022@gmail.com
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close