Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay tại YKVH

van hanh

Hội chứng ống cổ tay là một trong những trường hợp bệnh có có liên quan đến thần kinh và cơ xương khớp thường gặp nhất hiện nay. Đặc biệt đối với những cá nhân có các công việc cần thường xuyên sử dụng cổ tay một cách tỉ mỉ và lặp đi lặp lại.

Theo thống kê, nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay trên tổng số các loại bệnh thần kinh gần như luôn đạt xấp xỉ hơn 50% qua các năm, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên, và ước tính sẽ còn tiếp tục gia tăng trong khoảng thời gian kế tiếp.

Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh giữa khi đi ngang qua ống cổ tay, gây đau nhức cục bộ ở tay và cẳng tay kèm theo tê rần và ngứa, thường xảy ra ban đêm.

* Ống cổ tay: là một lối đi hẹp ở cổ tay, rộng khoảng một gang tay. Sàn và hai bên của đường hầm được hình thành bởi các xương cổ tay nhỏ gọi là xương cổ tay.

* Dây thần kinh giữa: là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay. Nó bắt nguồn từ một nhóm rễ thần kinh ở cổ; các rễ này sau đó kết hợp với nhau để tạo thành một dây thần kinh duy nhất ở cánh tay.

Nguyên nhân:

Hầu hết các trường hợp hội chứng ống cổ tay là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ và người lớn tuổi có nhiều khả năng dễ bị bệnh này hơn.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Di truyền: Đây có thể là một yếu tố quan trọng. Ống cổ tay có thể nhỏ hơn một cách tự nhiên ở một số người, hoặc có thể có những khác biệt về giải phẫu làm thay đổi lượng không gian cho dây thần kinh – và những đặc điểm này có thể xuất hiện trong các gia đình.
  • Sử dụng tay lặp đi lặp lại: Việc lặp đi lặp lại các chuyển động hoặc cử động gập duỗi liên tục của bàn tay và cổ tay trong thời gian dài có thể làm nặng thêm các gân ở cổ tay, gây sưng tấy gây chèn ép lên dây thần kinh.
  • Thai kỳ: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sưng tấy dẫn đến chèn ép các dây thần kinh, trong đó bao gồm dây thần kinh ở cổ tay.
  • Tình trạng sức khỏe: Bệnh Đái tháo đường, Gout, viêm khớp dạng thấp và rối loạn chức năng tuyến giáp làm tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ống cổ tay.
Triệu chứng:
  • Tê tay, ngứa ran, bỏng rát và đau; đôi khi có cảm giác như điện giật lan tỏa – chủ yếu ở ngón cái và ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn.
  • Cơn đau có thể di chuyển lên cẳng tay về phía vai
  • Tay yếu và vụng về, hay đánh rơi đồ vật do tê, không có sức và bị ảnh hưởng bởi rối loạn vận động ở dây thần kinh dẫn đến mất khả năng nhận biết được vị trí của bàn tay bạn trong không gian

Các triệu chứng này thường tăng về đêm với cổ tay bị cong, làm cho người bệnh thức giấc, gây mất ngủ.

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bắt đầu nặng dần, đôi khi không có chấn thương cụ thể. Nhiều bệnh nhân nhận thấy rằng ban đầu các triệu chứng của họ đến và biến mất khi run tay hoặc vẩy tay.

Tuy nhiên, khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng có thể xảy ra thường xuyên hơn hoặc có thể tồn tại trong thời gian dài hơn.

chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Kiểm tra thể chất:

Trong quá trình đánh giá, bác sĩ sẽ hỏi về sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh của người bệnh. Đồng thời lấy thông tin về các triệu chứng lâm sàng và kiểm tra cẩn thận bàn tay và cổ tay bằng cách:

  • Nhấn hoặc gõ dọc theo dây thần kinh giữa ở lòng bàn tay để xem liệu nó có gây ngứa ran cho ngón tay ở tay hay không.
  • Giữ cổ tay ở tư thế gập để kiểm tra mức độ đau nhức.
  • Kiểm tra độ nhạy ở đầu ngón tay và điểm yếu của các cơ xung quanh gốc ngón tay bằng thao tác chạm hoặc ấn nhẹ.
  • Tìm chứng teo ở các cơ xung quanh gốc ngón tay cái.
Xét nghiệm:

Bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra điện sinh lý các dây thần kinh của người bệnh để đo mức độ hoạt động của dây thần kinh giữa và giúp xác định xem có biểu hiện chèn ép lên dây thần kinh hay không.

Các xét nghiệm điện sinh lý có thể bao gồm:

  • Siêu âm: sử dụng sóng âm tần số cao để giúp tạo ra hình ảnh của xương và mô. Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm cổ tay để đánh giá dây thần kinh giữa xem có dấu hiệu chèn ép hay không.
  • Chụp X-quang: Tia X cung cấp hình ảnh của các cấu trúc dày đặc, chẳng hạn như xương. Nếu bệnh nhân bị hạn chế cử động cổ tay hoặc đau cổ tay, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như viêm khớp, chấn thương dây chằng hoặc gãy xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI cung cấp hình ảnh tốt hơn về các mô mềm của cơ thể so với chụp X-quang. Bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI để giúp xác định các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng hoặc tìm kiếm các mô bất thường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa, chẳng hạn như khối u hoặc sẹo do chấn thương hay không.

Điều trị hội chứng ống cổ tay tại TTYK Vạn Hạnh

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường có thể thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Vì nếu chẩn đoán của người bệnh không chắc chắn hoặc có các triệu chứng nhẹ, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị không phẫu thuật trước.

Điều trị không phẫu thuật

Gồm các phương pháp:

  • Điều trị nội khoa dùng thuốc và đeo nẹp cổ tay + kết hợp tập VLTL (TENS, Siêu âm, cơ học trị liệu: xoa bóp…)
  • Tiêm Botulinum Toxin hoặc Cotico Steroids cho các trường hợp đau mạn tính (đau kéo dài trên 3 tháng)
Điều trị phẫu thuật

Nếu điều trị trên không làm giảm các triệu chứng của người bệnh hoặc chỉ giúp giảm đau tạm thời, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật: GIẢI ÁP ỐNG CỔ TAY

Xem thêm:

Bệnh đau cơ sợi điều trị ra sao?


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close