Đau lưng – Nguyên nhân, Triệu chứng, Phòng ngừa

van hanh

Đau lưng là một trong những lý do thường gặp nhất khi mọi người đi khám bệnh, lý do nghỉ phép trong công việc, và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tật trong dân số thế giới.

Hầu như trong cuộc đời bất kỳ ai cũng trải qua một hoặc nhiều lần bị đau lưng

May mắn là có các phương pháp giúp bạn phòng ngừa và giảm các cơn đau thắt lưng. Nếu bị đau lưng, bạn có thể trị liệu đơn giản tại nhà và vận động cơ thể phù hợp để làm giảm cơn đau lưng trong vài ngày, vài tuần và phục hồi chức năng ở vùng lưng. Rất ít trường hợp đau lưng cần điều trị phẫu thuật.

Triệu chứng đau lưng

Đau lưng có các triệu chứng thay đổi, từ nhức mỏi cơ cho đến cơn đau nhói, nóng rát hay đau “như dao đâm”. Ngoài ra cơn đau có thể lan xuống chân và cơn đau tăng nhiều khi thực hiện các vận động vặn người, xoắn, nâng đồ vật,  thay đổi tư thế  hay đi bộ.

Khi nào nên đi khám

Hầu hết cơn đau lưng sẽ giảm dần khi thực hiện các trị liệu chăm sóc tại nhà, trong thời gian khoảng vài tuần. Nhưng nếu cơn đau lưng có các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ:

  • Cơn đau không giảm trong vài tuần
  • Cơn đau tăng thêm và không cải thiện khi nghỉ ngơi
  • Đau lan xuống mông và một hoặc hai chân, đặc biệt nếu cơn đau lan xuống bên dưới đầu gối và bàn chân
  • Chân bị yếu đi, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc hai chân
  • Teo cơ
  • Đi kèm với sụt cân không rõ nguyên nhân

Một số hiếm trường hợp, đau lưng có thể là một dấu hiệu của bệnh toàn thân nghiêm trọng. Nên đi khám ngay nếu cơn đau lưng của bạn  có các triệu chứng:

  • Có thêm vấn đề ở ruột hay bàng quang (ảnh hưởng đến việc tiêu tiểu )
  • Đau lưng đi kèm với sốt
  • Sau khi bị ngã, va đập vào lưng hay các chấn thương khác

Đau lưng thường diễn tiến mà không có nguyên nhân rõ ràng, bác sĩ có thể xác định bằng các xét nghiệm hay nghiên cứu trên phim

Nguyên nhân gây đau lưng

Đau lưng thường diễn tiến mà không có nguyên nhân rõ ràng, bác sĩ có thể xác định bằng các xét nghiệm hay nghiên cứu trên phim. Các triệu chứng thường liên quan đến đau lưng bao gồm:

  • Căng cơ hoặc dây chằng. Việc nâng vật nặng lặp lại nhiều lần hoặc một cử động đột ngột bất ngờ có thể làm cơ lưng và dây chằng cột sống bị kéo căng. Khi sức khỏe toàn thân kém, việc kéo căng vùng lưng liên tục có thể gây ra các cơn đau co thắt cơ.
  • Đĩa khớp bị sưng phồng hoặc nứt vỡ. Trong cột sống, đĩa khớp đóng vai trò như vùng đệm giữa các xương (đốt sống). Mô mềm bên trong đĩa khớp có thể bị sưng phồng lên hoặc nứt vỡ và gây áp lực lên dây thần kinh. Tuy nhiên, đĩa khớp bị phồng hoặc vỡ có thể không làm bạn đau lưng. Bệnh lý đĩa khớp thường được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang cột sống vì các lý do khác.
  • Viêm khớp. Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến lưng dưới. Trong một số trường hợp, viêm khớp ở cột sống có thể làm hẹp không gian xung quanh tủy sống, tình trạng này được gọi là hẹp đốt sống.
  • Bệnh loãng xương. Với bệnh lý loãng xương, các xương trở nên xốp và dễ gãy, do đó các đốt sống ở vùng cột sống có thể bị nứt gãy gây đau đớn.
Các yếu tố nguy cơ gây đau lưng

Bất cứ ai cũng có thể bị đau lưng, cả với trẻ em và thanh thiếu niên. Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ đau lưng của bạn:

  • Tuổi. Người lớn tuổi thường bị đau lưng hơn, bắt đầu từ khoảng 30 hay 40 tuổi.
  • Ít vận động. Các cơ ở vùng lưng và bụng nếu không được luyện tập thường xuyên sẽ yếu và có thể dẫn đến đau lưng. 
  • Thừa cân. Trọng lượng cơ thể dư thừa gây tăng áp lực lên lưng của bạn
  • Một số bệnh lý. Một số bệnh viêm khớp và ung thư có thể góp phần gây ra đau lưng.
  • Nâng đồ vật không đúng cách. Khi nâng đồ vật lên, nếu không dùng lực ở chân mà dùng lực của lưng có thể dẫn đến đau lưng.
  • Tình trạng tâm lý. Những người dễ bị trầm cảm và lo lắng có nguy cơ bị đau lưng cao hơn.
  • Hút thuốc. Những người hút thuốc lá có tỷ lệ đau lưng cao hơn. Điều này có thể do hút thuốc khiến phản xạ ho nhiều hơn, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống và làm tăng nguy cơ loãng xương.

tránh đau lưng và ngăn cơn đau lưng tái phát bằng cách cải thiện sức khỏe thể chất toàn thân, học cách vận động đúng cách

Phòng ngừa đau lưng

Bạn có thể tránh đau lưng và ngăn cơn đau lưng tái phát bằng cách cải thiện sức khỏe thể chất toàn thân, học cách vận động đúng cách và thực hành chúng.

Để giữ vùng lưng khỏe khoắn và mạnh mẽ, bạn nên thực hiện một số điều sau:

  • Tập luyện. Các bài tập thể dục cường độ nhẹ đều đặn- không làm kéo căng và tạo lực mạnh lên vùng lưng – có thể làm tăng sức mạnh và độ bền ở vùng lưng và giúp các cơ bắp hoạt động tốt hơn. Đi bộ và bơi lội là các bộ môn tốt để bạn chọn lựa. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về những bài tập thích hợp với cơ thể mình để tiến hành tập luyện.
  • Rèn luyện sức mạnh và sự linh hoạt cơ. Các bài tập cơ bụng và cơ lưng giúp làm tăng sức mạnh các cơ trung tâm, cải thiện tình trạng vùng cơ này, giúp chúng hoạt động cùng nhau tốt hơn như một vòng đai bảo vệ cho vùng lưng của bạn.
  • Giữ cân nặng hợp lý. Thừa cân gây áp lực lên cơ lưng. Nếu bạn đang bị thừa cân, việc giảm cân có thể giúp ngăn ngừa đau lưng.
  • Ngừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau thắt lưng. Nguy cơ tăng lên tương ứng với số điếu thuốc hút trong ngày, do vậy bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ đau lưng.

Tránh các động tác xoắn vặn hoặc kéo căng vùng lưng. Hãy vận động cơ thể đúng cách:

Đứng đúng cách. Đừng buông thõng người. Giữ vị trí vùng khung chậu cân bằng.  Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, hãy đặt một chân lên bệ thấp để giảm bớt tải trọng vùng lưng dưới. Đổi chân. Tư thế tốt có thể làm giảm áp lực lên vùng cơ lưng.

Ngồi đúng cách. Chọn ghế ngồi có phần nâng đỡ lưng dưới tốt, có tay vịn và đế xoay. Đặt chiếc gối nhỏ hoặc một khăn cuộn vào vùng uốn cong lưng, sẽ giúp lưng duy trì đường cong cột sống. Giữ mức đầu gối ngang mức hông. Thay đổi tư thế thường xuyên, ít nhất mỗi 30 phút. 

Nâng đồ vật đúng cách. Nếu có thể hãy tránh nâng vật nặng. Nhưng nếu bạn buộc phải nâng một vật nặng, hãy dùng lực của cơ chân. Giữ lưng thẳng – không vặn xoắn- và chỉ co ở đầu gối. Giữ vật nặng sát cơ thể. Tìm một người phụ giúp bạn nếu đồ vật quá nặng hay cồng kềnh.

Một số lưu lý

Do sự phổ biến của cơn đau thắt lưng, hiện nay có nhiều sản phẩm hứa hẹn ngăn ngừa hoặc làm giảm cơn đau lưng. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả thực sự của những đôi giày đặc biệt, miếng lót giày, tấm nâng đỡ lưng, các nội thất được thiết kế riêng hoặc các chương trình quản trị sự căng thẳng.

Thêm vào đó, có vẻ như không có một loại nệm lót nào là tốt nhất cho người bị đau lưng. Đó chỉ là loại nào đem lại cảm giác thoải mái nhất cho bạn.

Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc, tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Tâm thần – Thần kinh – Cơ xương khớp… Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm từ BV Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y dược… sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể, hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều phương pháp toàn diện hơn trong điều trị cho người bệnh. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

——————–

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close