Đột quỵ – Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng tránh

van hanh

Đột quỵ là gì? Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là hiện tượng xảy ra đột ngột khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu, hoặc khi có sự tắc nghẽn trong việc cung cấp máu đến não.

Với tình trạng này sẽ đồng nghĩa với việc các tế bào não không nhận được lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, dẫn đến tổn thương mô và chỉ trong vòng vài phút sau đó, những tế bào này sẽ bắt đầu chết đi nhanh chóng.

Do đó, người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức và sớm nhất có thể, vì thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Phân loại đột quỵ

Đột quỵ được phân loại thành 3 nhóm chính như sau:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ được xem là loại đột quỵ phổ biến nhất. Nó xảy ra khi các mạch máu của não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng (thiếu máu cục bộ).

Các mạch máu bị tắc hoặc hẹp là do chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do cục máu đông hoặc các mảnh mô khác di chuyển qua dòng máu, thường là từ tim và nghẽn lại trong các mạch máu ở não.

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Xuất huyết não có thể do:

  • Huyết áp cao không được kiểm soát
  • Điều trị quá mức với chất làm loãng máu (thuốc chống đông máu)
  • Phình ở những điểm yếu trong thành mạch máu của bạn (phình động mạch)
  • Chấn thương (chẳng hạn như tai nạn giao thông)
  • Sự lắng đọng protein trong thành mạch máu làm cho thành mạch máu yếu đi (bệnh mạch máu ứ đọng amyloid não)
  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết
  • Một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây chảy máu trong não là vỡ một mạch máu bị dị dạng

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), đôi khi được gọi là cơn đột quỵ nhỏ. TIA gây ra bởi sự giảm cung cấp máu tạm thời cho một phần của não, thường kéo dài từ vài phút đến 1 giờ, tối đa 24 giờ. Nguyên nhân cũng giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, có thể do cục máu đông hoặc mảnh thuyên tắc làm tắc nghẽn dòng máu chảy và gây ra các triệu chứng thần kinh nhưng chỉ thoáng qua như:

  • Nói đớ
  • Yếu và liệt nửa thân
  • Tê nửa người…

Các triệu chứng này sau đó sẽ phục hồi nhanh. Nhưng cần hết sức lưu ý rằng -> TIA chính là dấu hiệu của bệnh nhân có khả năng bị đột quỵ trong tương lai.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ

Có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Các nghiên cứu y học cho biết và liệt kê một số các yếu tố nguy cơ như sau:

… Yếu tố đời sống

  • Thừa cân, béo phì
  • Lối sống không lành mạnh, ít vận động thể chất, rèn luyện sức khỏe
  • Sử dụng chất kích thích
  • Uống nhiều rượu bia
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động

… Yếu tố bệnh lý

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Khó thở khi ngủ
  • Được chẩn đoán bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim không đều, chẳng hạn như rung tâm nhĩ
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Đã từng bị lây nhiễm covid-19 (đang trong quá trình nghiên cứu)

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ liên quan khác như:

… Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi

… Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới

… Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

… Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng

đột quỵ - nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Dấu hiệu đột quỵ cần biết

Một người bị đột quỵ được điều trị và chăm sóc càng sớm thông qua các triệu chứng ban đầu thì sẽ giúp kiểm soát tốt hơn và còn giảm được các biến chứng và di chứng của đột quỵ.

Các triệu chứng đột quỵ:

  • Tê hoặc yếu ở cánh tay, mặt và chân, đặc biệt là ở một nửa bên của cơ thể
  • Khó khăn khi diễn tả bằng lời nói hoặc không hiểu người khác nói gì
  • Mất định hướng không gian và thời gian, hay có hành vi thay đổi đột ngột
  • Khó nhìn, hạn chế một phần góc nhìn hoặc nhìn đôi
  • Mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác
  • Đau đầu dữ dội, có thể kèm theo co giật, chóng mặt, nôn ói

Các triệu chứng này xảy ra rất nhanh, trong vòng vài giây đến vài phút. Bệnh nhân cần được cấp cứu và đưa đến cơ sở điều trị đột quỵ để được thực hiện lưu thông mạch máu kịp thời.

Cách phòng tránh đột quỵ

Theo lời khuyên của các bác sĩ tại TTYK Vạn Hạnh, những thay đổi trong lối sống sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực sẽ có thể tạo ra sự khác biệt cơ bản khi giảm nguy cơ đột quỵ, bao gồm:

  • Từ bỏ hút thuốc. Nếu là người sử dụng thuốc lá, hãy bỏ thuốc ngay bây giờ sẽ làm giảm được nguy cơ đột quỵ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia. Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu việc giảm lượng ăn vào gặp khó khăn, hãy liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ.
  • Giữ cân nặng vừa phải. Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Để giúp kiểm soát cân nặng, hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên hơn. Cả hai cách này có thể giúp làm giảm huyết áp và mức cholesterol, và đồng thời, nên được thực hiện cùng lúc để đạt được kết quả cải thiện cân nặng, cũng như sức khỏe sớm nhất.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Hãy thực hiện việc kiểm tra huyết áp, cholesterol và bất kỳ tình trạng nào có thể mắc phải một cách thường xuyên hơn, tốt nhất là hãy nên có lịch trình và được nhắc nhở cho việc này. Nếu có những thắc mắc thì hãy đến gặp bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể.

Thực hiện tất cả các biện pháp này sẽ giúp mọi người có thể trạng tốt hơn, loại bỏ được nhiều trong số các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ.

Nên bắt đầu thực hiện phòng tránh đột quỵ theo một lựa chọn hiệu quả hơn, dựa vào cơ sở chẩn đoán y học, cụ thể, hãy đến thăm khám và thực hiện tầm soát đột quỵ – tại TTYK Vạn Hạnh để được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của chúng tôi kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và đưa ra các đanh giá về yếu tố nguy cơ mắc bệnh, từ đó, sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra các hướng dẫn phòng tránh tối ưu hơn và phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close