Khám và điều trị rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người lớn (ADHD)

van hanh

Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở người lớn, dù được chẩn đoán sớm từ thời thơ ấu hoặc không được chẩn đoán cho đến độ tuổi trưởng thành, vẫn cần được can thiệp điều trị với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc phù hợp, vì việc này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát và giảm mức độ của các triệu chứng khó tập trung, tăng hoạt động và hành vi bốc đồng.

Nhờ có sự trợ giúp từ y khoa, những hậu quả do bệnh gây ra có thể được giảm thiểu tối đa, như hiệu suất làm việc, học tập kém, thường xuyên mất đồ dùng quan trọng, chất lượng trong các mối quan hệ.

Xem thêm: ADHD là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại TTYK Vạn Hạnh

Khám và chẩn đoán rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở người lớn

Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác nhận chẩn đoán bệnh nếu bệnh nhân không được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên viên tâm lý. Theo đó, các phương pháp chẩn đoán rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở người lớn cần được thực hiện đầy đủ thông qua các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Khám sức khỏe để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng của bạn
  • Thu thập thông tin, chẳng hạn như hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình, lịch sử các triệu chứng của bạn
  • Thang đánh giá ADHD hoặc các bài kiểm tra tâm lý để có thông tin đánh giá các triệu chứng của bạn

khám và điều trị rối loạn tăng động ở người lớn

Điều trị rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở người lớn

Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở người lớn có thể được điều trị tương tự với trẻ ADHD, bằng cách phối hợp phương pháp dùng thuốc và liệu pháp hành vi để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, nhưng có chút thay đổi là sẽ chú trọng việc lựa chọn thuốc và liều lượng sử dụng hơn. Việc này sẽ được xác định trên cơ sở cá nhân, tùy thuộc vào đặc điểm bệnh và nhu cầu điều trị khác nhau của mỗi người.

→ Điều trị dùng thuốc: bác sĩ thường sẽ ưu tiên các loại thuốc kích thích hướng thần kinh chuyên dùng để điều trị cho hội chứng ADHD. HIệu quả của thuốc có thể đạt đến khoảng 80% trong giảm triệu chứng. Cơ sở cho sự thay đổi này là do thuốccó tác dụng làm cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, nhờ đó, giảm được đáng kể mức độ của các triệu chứng. Tuy nhiên, tùy mỗi cá nhân, sự dung nạp thuốc kém, hoặc thuốc không hiệu quae, các bác sĩ sẽ cần cân nhắc thêm một số kết hợp thuốc khác

→ Tâm lý trị liệu và liệu pháp hành vi: Điều trị dùng thuốc giúp mang lại các hiệu quả điều trị nhất định. Tuy nhiên, người trưởng thành mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) có thể vẫn sẽ cảm thấy chật vật và khó hòa nhập, vì trải qua nhiều áp lực từ việc duy trì các mối quan hệ xã hội và các vấn đề khác trong cuộc sống. Đây được xem là hậu quả từ tác động của các triệu chứng ADHD làm mất kiểm soát hành vi, dẫn đến làm phát sinh thêm bệnh trầm cảm/ rối loạn lo âu.

Do đó, một buổi trị liệu và trò chuyện với các bác sĩ hoặc tâm lý gia sẽ giúp đưa ra cách giải quyết khúc mắt người bệnh đang gặp phải, rèn luyện thói quen kiên trì, bền bỉ, chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân. Đồng thời, tích hợp điều trị kết hợp với liệu pháp hành vi sẽ giúp quản lý hành vi, tuân thủ nguyên lý, xây dựng thói quen đối phó kiểm soát các hành vi tăng động, bốc đồng và không chú ý một cách tốt nhất, nhưng vẫn cần được thực hiện cùng lúc với việc uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo toa của bác sĩ.

 

Sự trợ giúp y tế là cần thiết đối với người trưởng thành mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), nhưng để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần phải có quyết tâm và nỗ lực mới “chiến thắng” được bệnh và nhanh chóng hòa nhập lại với cộng đồng, cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống hơn so với trước.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: ykhoavanhanh2022@gmail.com
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close