Mất ngủ: Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang

van hanh

 Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG – Chuyên khoa: Tâm thần – Trung tâm y khoa Vạn Hanh chia sẻ về Mất ngủ.

Đã có nhiều năm làm việc tại chuyên khoa Tâm Thần, Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên  Trang đã từng tư vấn, hỗ trợ, đồng hành nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến mất ngủ.

Hôm nay, chúng tôi xin đăng lại bài chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang về các vấn đề liên quan đến căn bệnh này.

Hữu ích với bạn:

Tầm soát và điều trị mất ngủ

Khoa điều trị tâm thần trung tâm y khoa Vạn Hạnh

1. Những bệnh cảnh thường gặp

Một bệnh cảnh thiết yếu của rối loạn mất ngủ là không hài lòng về số lượng cũng như chất lượng của giấc ngủ. Rối loạn mất ngủ gây ra những khó chịu hoặc suy giảm đáng kể về mặt chức năng xã hội, nghề nghiệp. Điều này có thể xảy ra trong diễn tiến của một tình trạng y khoa hoặc rối loạn tâm thần khác hoặc diễn ra độc lập.

1.1 Chất lượng giấc ngủ

Một giấc ngủ không hồi phục, chính là những than phiền về chất lượng của giấc ngủ, dù thời gian ngủ là đủ nhưng sau khi thức dậy vẫn cảm thấy không khỏe, những than phiền này thường đi kèm với khó đi vào giấc hoặc duy trì giấc ngủ, hiếm khi đi một mình riêng lẻ. Than phiền này có thể đi chung với những rối loạn giấc ngủ khác như rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp.

1.2 Số lượng giấc ngủ

Bên cạnh tiêu chuẩn về chất lượng của giấc ngủ thì ta cần bàn đến tiêu chuẩn về số lượng của giấc ngủ. Trước hết ta cần hiểu rõ hơn về mất ngủ đầu hôm, giữa hôm và cuối hôm mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước, chúng ta có những ví dụ sau: Mất ngủ đầu hôm hay còn được gọi là khó đi vào giấc ngủ được định nghĩa thời gian nằm trên giường để đi vào giấc ngủ lớn hơn 20 – 30 phút. Mất ngủ giữa hôm hay có thể hiểu là khó duy trì giấc ngủ được xác định bởi sau khi đi ngủ được hơn 20 – 30 phút thì bị tỉnh giấc và sau đó có thể ngủ lại được.

Mặc dù không có tiêu chuẩn rõ ràng dành cho mất ngủ cuối hôm, nhưng chúng ta có thể nhận biết tương đối triệu chứng này bao gồm thức dậy sớm hơn 30 phút so với lúc ngủ bình tường và thức giấc trước khi đạt được tổng thời gian ngủ là 6,5 giờ. Điều quan trọng là không phải chỉ tính đến thời gian thức mà còn phải thời điểm đi ngủ tối hôm trước.  Ví dụ thức giấc lúc 4h sáng của một người đi ngủ lúc 9h tối khác với một người đi ngủ lúc 11h tối.

mất ngủ vì sao

1.3 Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào?

Nó bao gồm khó ngủ vào ban đêm cũng như ít phổ biến hơn là buồn ngủ vào ban ngày. Thường xảy ra ở những người lớn tuổi và rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng kèm theo của một cơn đau mãn tính hoặc tình trạng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, nó có thể gây suy giảm chức năng nhận thức gồm khó tập trung, suy giảm sự chú ý và trí nhớ. Thậm chí gây ra rối loạn cảm xúc liên quan như cáu gắt, khó biểu lộ cảm xúc và ít phổ biến hơn là lo âu hoặc trầm cảm.

Không phải tất cả những người có rối loạn giấc ngủ vào ban đêm thì đều cảm thấy khó chịu và bị mất chức năng. Do đó chẩn đoán rối loạn giấc ngủ thường ở những người bị suy giảm hoặc khó chịu đáng kể vào ban ngày liên quan đến khó ngủ ban đêm.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán – theo DSM-5

Những than phiền giấc ngủ về chất lượng và số lượng, liên quan đến 1 hoặc hơn những triệu chứng sau:

Quảng cáo
  • Khó đi vào giấc ngủ (ở trẻ em, khó đi vào giấc ngủ nếu không có sự can thiệp của người chăm sóc).
  • Khó duy trì giấc ngủ đặc trưng bởi thường thức giấc giữa đêm hoặc khó ngủ lại sau khi thức dậy.
  • Thức dậy rất sớm mà không có thể ngủ lại được.

Rối loạn về giấc ngủ gây ra những suy giảm đáng kể mặt chức năng xã hội, nghề nghiệp, học tập, hành vi hoặc những lĩnh vực quan trọng khác.

  • Khó ngủ xảy ra ít nhất 3 ngày trong 1 tuần.
  • Khó ngủ hiện xảy ra ít nhất trong 3 tháng.
  • Khó ngủ vẫn diễn ra mặc dù có đủ cơ hội để ngủ.

Khó ngủ không được giải thích tốt hơn bởi hoặc không chỉ xảy ra trong diễn tiến của những rối loạn ngủ – thức khác (ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp, rối loạn nhịp điệu thức ngủ, rối loạn chu kỳ thức ngủ).

Khó ngủ không phải do tác dụng sinh lý của chất (ví dụ như lạm dụng chất, thuốc).

Những tình trạng y khoa hoặc rối loạn tâm thần đi kèm không đủ giải thích cho những than phiền về giấc ngủ.

3. Phân loại mất ngủ

  • Mất ngủ cấp: triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng và ít hơn 3 tháng.
  • Mất ngủ dai đẳng: kéo dài ít nhất 1 tháng.
  • Mất ngủ tái diễn: có ít nhất 2 giai đoạn trong 1 năm.

4. Nguyên nhân mất ngủ

Mất ngủ thường liên quan đến những yếu tố sinh lý, nhận thức thức tỉnh và sự điều hòa giấc ngủ. Những sự lo lắng về giấc ngủ và những khó chịu do mất ngủ gây ra đưa đến một vòng tròn luẩn quẩn: con người càng cố gắng để ngủ thì càng khó ngủ và càng gây cho người đó thất vọng.

nguyên nhân gây ra căn bệnh mất ngủ

Do đó sự chú tâm và nổ lực quá mức để ngủ sẽ làm phá huỷ cơ chế đi vào giấc ngủ bình thường, có thể đưa đến mất ngủ. Những người mất ngủ dai dẳng có thể do những thói quen ngủ không phù hợp (ví dụ nằm trên giường quá nhiều, thời gian ngủ thất thường, nhiều giấc ngủ ngắn) và nhận thức không phù hợp (vd sợ mất ngủ, sợ những rối loạn vào ban ngày, họ thường sẽ theo dõi đồng hồ).

Môi trường sống hoặc môi trường làm việc yêu cầu người đó phải thường xuyên thức đêm có thể cho mức độ tỉnh thức của người đó tăng lên và bị mất ngủ dai dẳng. Ngược lại, người đó có thể ngủ dễ dàng hơn khi không cố làm việc. Một số cá nhân cũng cho thấy rằng họ dễ ngủ hơn khi ra khỏi giường của họ và tránh những thói quen thường ngày.

Mất ngủ có thể đi kèm nhiều triệu chứng và những than phiền vào ban ngày như mệt mỏi, giảm năng lượng, rối loạn khí sắc. Triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm không đạt đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn tâm thần chuyên biệt cũng như là chú ý quá mức vào những tác động của mất ngủ vào những hoạt động chức năng ban ngày.

Những người mất ngủ có thể đạt điểm cao trong những bài kiểm tra tâm lý hoặc nhân cách cho thấy trầm cảm và lo lắng nhẹ, một kiểu nhận thức đáng lo ngại, giải quyết xung đột nội tâm, cảm xúc, và triệu chứng cơ thể. Mô hình của rối loạn thần kinh nhận thức của những người mất ngủ không hằng định. Những cá nhân mất ngủ thường cần nhiều nổ lực hơn để duy trì tập trung chú ý và trí nhớ.

5. Diễn tiến mất ngủ

Khởi phát triệu chứng mất ngủ có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời, nhưng giai đoạn đầu tiên thường phổ biến ở những người trẻ. Ít khi, mất ngủ ngủ xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Ở phụ nữ, một khởi phát mất ngủ mới có thể xảy ra thời kì mãn kinh và có thể kéo dài dù những triệu chứng mãn kinh khác không còn nữa như cảm giác bốc hỏa. Mất ngủ có thể khởi phát ở giai đoạn trễ của cuộc đời liên quan đến khởi phát những tình trạng y khoa liên quan.

Mất ngủ có thể là một trạng thái cấp, dai dẳng hay tái phát. Một mất ngủ cấp thường kéo dài vài ngày hay vài tuần thường liên quan đến những sự kiện trong đời sống hoặc thay đổi đồng hồ sinh học hoặc môi trường sống. Đối với một vài cá nhân. Mất ngủ có thể được giải quyết khi những sự kiện đó mất đi. Đối với một vài trường hợp khác, mất ngủ có thể kéo dài dai dẳng dù sự kiện khởi phát đã không còn. Những yếu tố làm mất ngủ có thể khác với những yếu tố gây mất ngủ kéo dài. Ví dụ một người nằm liệt giường kèm đau do chấn thương và khó ngủ có thể phát triển những yếu tố bất lợi đối với giấc ngủ.

Tình trạng thức tỉnh có thể dai dẳng và dẫn đến mất ngủ dai dẳng. Một diễn tiến tương tự có thể tiến triển trong bối cảnh của một stress tâm lý hoặc rối loạn tâm thần. Ví dụ, mất ngủ có thể xảy ra trong một giai đoạn đầu tiên của rối loạn trầm cảm chủ yếu có thể trở thành tâm điểm của tập trung với những tình trạng kết quả âm tính, và dai dẳng sau khi giai đoạn trầm cảm được giải quyết. Trong một trường hợp cũng có thể khởi phát âm thầm mà không có yếu tố thúc đẩy.

Diễn tiến của mất ngủ có thể là những giai đoạn với những đợt tái phát liên quan đến những sự kiện stress. Tỉ lệ mãn tính từ 45-75% cho những case theo dõi từ 1-7 năm. Đặc điểm của mất ngủ có thể thay đổi theo thời gian. Nhiều cá nhân rối loạn giấc ngủ nhẹ trước khi có những vấn đề dai dẳng về giấc ngủ.

Mất ngủ có thể là một trạng thái cấp, dai dẳng hay tái phát. Một mất ngủ cấp thường kéo dài vài ngày hay vài tuần thường liên quan đến những sự kiện trong đời sống hoặc thay đổi đồng hồ sinh học hoặc môi trường sống.

Những than phiền về giấc ngủ thường gặp ở trung niên và người già. Những dạng của triệu chứng mất ngủ thay đổi theo tuổi, khó vào giấc ngủ thường gặp ở người trẻ trưởng thành, khó duy trì giấc ngủ thường gặp ở người trung niên và người già.

Khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ có thể xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên nhưng hạn chế các số liệu về tỉ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ và bệnh đi kèm trong những pha phát triển của cuộc đời. Khó ngủ ở trẻ em có thể là kết quả từ những yếu tố (trẻ không được học cách đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ nếu không có sự hiện diện của bố mẹ) hoặc không có thời gian biểu ngủ cố định và thói quen đi ngủ.

Mất ngủ ở trẻ vị thành niên có thể là do thời gian biểu ngủ không đều đặn. Cả trẻ em lẫn trẻ vị thành niên, những yếu tố tâm lý và khoa có thể dẫn đến mất ngủ.

Tỉ lệ mắc của mất ngủ ở những người già gia tăng được giải thích một phần là do tăng những tỉ lệ mắc những vấn đề sức khoẻ sinh lý liên quan đến tuổi. Sự thay đổi trong mô hình ngủ liên quan đến tiến trình phát triển bình thường phân biệt với những thay đổi quá mức liên quan đến tuổi. Mặc dù đa giấc ngủ kí có những hạn chế trong đánh giá mất ngủ thường quy,nhưng có có thể hữu ích trong chẩn đoán phân biệt ở người lớn bởi nguyên nhân mất ngủ (ví dụ ngưng thở khi ngủ) thường được thấy ở người già.

6. Tỷ lệ hiện mắc mất ngủ

Dựa trên những điều tra dân số cho thấy 1/3 người lớn có triệu chứng của rối loạn mất ngủ,  10-15% gây suy giảm chức năng, 6-10% có triệu chứng đạt đủ tiêu chuẩn của rối loạn mất ngủ.  Rối loạn mất ngủ có tỉ lệ hiện mắc cao nhất trong rối loạn giấc ngủ.  Trong chăm sóc ban đầu, xấp xỉ 10-20% bệnh nhân than phiền triệu chứng mất ngủ.

Than phiền về mất ngủ gặp ở nữ nhiều hơn nam, với tỉ lệ 1,44:1. Mặc dù mất ngủ có thể là một triệu chứng hoặc là một rối loạn độc lập, mất ngủ thường được gặp nhất ở dạng một tình trạng đi kèm của một rối loạn y khoa hoặc một rối loạn tâm thần. Cho ví dụ,40-50% những người mất ngủ có rối loạn tâm thần đi kèm.

7. Yếu tố nguy cơ dẫn đến mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra khi chúng ta gặp những sự kiện trong đời sống như bệnh tật, chia ly hoặc ít năng nề hơn nhưng lại dai dẳng mỗi ngày. Hầu hết mọi người khi những sự kiện khó khăn qua đi thì họ có thể trở về giấc ngủ bình thường, tuy nhiên, nhiều người bị tổn thương không thể trở về giấc ngủ bình thường mà sẽ bị mất ngủ dai dẳng dù những sự kiện đó đã được giải quyết. Những yếu tô nguy cơ gây mất ngủ dai dẳng như thói quen ngủ xấu, thời gian đi ngủ không điều độ và nỗi sợ không ngủ được có thể tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn.

  • Tính khí của một người

Đối với một người lo âu, họ thường suy nghĩ rất nhiều, lo lắng cho những sự kiện sắp xảy ra nên họ thường bị mất ngủ.

  • Yếu tố môi trường

Ồn ào, ánh sáng, nhiệu độ quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến mất ngủ.

  • Gen và yếu tố sinh lý

Nữ giới và người gia thường bị mất ngủ hơn, ngủ không sâu giấc và mất ngủ thường có khuynh hướng gia đình.

  • Nguyên nhân khác

Như vệ sinh giấc ngủ kém (ví dụ như sử dụng caffeine quá mức, thời gian biểu đi ngủ không điều độ).

giấc ngủ kém

8. Maker để chẩn đoán

Đa kí giấc ngủ cho thấy rối loạn sự liên tục của giấc ngủ (ví dụ tăng thời gian tiềm thời và thời gian thức giấc sau khi ngủ và giảm thời gian ngủ hiện quả- phần trăm thời gian ngủ) và có thể cho thấy tăng giai đoạn 1 và giảm giai đoạn 3, 4. Mức độ nghiêm trọng của loạn giấc ngủ không phải lúc nào cũng phù hợp với những biểu hiện lâm sàng hoặc lời than phiền chủ quan của bệnh nhân bởi những người mất ngủ thường tính thời gian ngủ ít hơn và thời gian thức tỉnh nhiều hơn so với đa kí giấc ngủ.

Phân tích biểu đồ chất lượng điện não có thể cho thấy những người mất ngủ có tần số cao hơn so với những người ngủ khoẻ mạnh cả về thời gian khởi đầu giấc ngủ và xung quanh NREM, một bệnh cảnh gợi ý tăng thức tỉnh vỏ não. Những người có rối mat giấc ngủ có thể có xu hướng ngủ ít hơn và điển hình không cho thấy thời gian ngủ ngày tăng ở những cá nhân được đo với những người không bị mất ngủ.

Những đánh giá thí nghiệm chỉ ra bằng chứng cho thấy tăng sự thức tỉnh và gia tăng những hoạt động tổng quát của trục hạ đồi -tuyến yên-tuyến thượng thận ( vd tăng cortiosol máu, tăng giao động nhịp tim, tăng hành vi phản ứng stress, tăng chuyển hoá). Nhìn chung, gia tăng thước tỉnh và sinh lý đóng vai trò quan trọng trong rối loạn giấc ngủ.

Những người rối loạn mất ngủ có thể biểu hiện mệt mỏi, phờ phạc hoặc trái ngược, tăng tỉnh thức. Tuy nhiên không có những bất thường nào cố định. Có thể gia tăng những triệu chứng cơ thể như (ví dụ đau đầu căng thẳng, cưng cơ, triệu chứng dạ dày ruột).

Nguồn: diphealth.com

9. Những bệnh lý đi kèm mất ngủ

Mất ngủ thường đi kèm với nhiều bệnh lý y khoa khác như là đái tháo đường, bệnh lý mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm khớp, đa sơ cơ và những bệnh lý đau mãn tính khác. Mối quan hệ giữa mất ngủ và tình trạng y khoa khác có tính chất 2 chiều: mất ngủ có khả năng làm nặng thêm những bệnh lý khác và những bệnh lý này cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ.

Một người có rối loạn mất ngủ thường đi kèm với những rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Mất ngủ dai dẳng có thể làm nhanh chóng khởi phát những triệu chứng khác của rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, lo âu hay rối loạn sử dụng chất.

Những người mất ngủ thường có khuynh hướng lạm dụng thuốc hoặc rượu bia để giải lo âu, giúp dễ ngủ và caffeine hay những chất kích thích khác giúp giảm mệt mỏi. Ngoài việc làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ, loại chất này sử dụng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành rối loạn sử dụng chất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh rối loạn mất ngủ, hy vọng có thể giúp ích được cho bạn. YouMed chúc bạn luôn may mắn và bình an.

Bài viết Mất ngủ được đăng trên trang YouMed – Tin Y Tế duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ HONcode – 100% biên soạn bởi Bác sĩ, Dược sĩ

 

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close