Mất ngủ không thực tồn và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ

van hanh

Mất ngủ không thực tổn là một dạng biểu hiện của rối loạn giấc ngủ không thực tổn nhưng không có một nguyên nhân bệnh lý thực thể nào đi kèm.

Thế nào là mất ngủ không thực tổn và phương pháp điều trị

Mất ngủ không thực tổn là tình trạng mà người ngủ không thoả mãn về chất lượng, số lượng và thời gian ngủ. Sau khi ngủ dậy, người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải như chưa được ngủ. Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn liên quan chủ yếu đến các yếu tố tâm lý, xã hội, chứ không phải do người bệnh mắc các bệnh lý như tim mạch, hô hấp, nội tiết hay thần kinh.

mat ngu khong thuc ton 1Phương pháp điều trị bao gồm hai liệu pháp:  liệu pháp hoá dược và liệu pháp tâm lý. Đối với liệu pháp hoá dược, cần được sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ bởi nguyên tắc trị liệu là khởi liều thấp, sau đó tăng từ từ cho đến khi có hiệu quả. Không nên lạm dụng liệu pháp này, đề phòng gây nghiện cho nhóm đối tượng mắc chứng lo âu.

Liệu pháp tâm lý cho tình trạng mất ngủ không thực tổn chủ yếu giúp người bệnh hiểu và thay đổi các chế độ sinh hoạt để có một giấc ngủ ngon bao gồm:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không phụ thuộc vào thời lượng đã ngủ đêm trước.
  • Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử thời gian dài trước khi ngủ.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp ngủ sâu.
  • Kiểm soát các căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích 
  • Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về rối loạn cảm xúc, loạn thần hay tình trạng liên quan đến bệnh lý, bệnh lý thực thể.

Xem thêm: Mất ngủ là triệu chứng của bệnh gì và những nguy hiểm không thể xem thường

Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn tương tự như mất ngủ không thực tổn

Ngủ nhiều

Người bệnh ngủ trên 10h trong 1 ngày và kéo dài trên 1 tháng không kèm theo các bệnh lý và các vấn đề về tâm thần. 

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Chu kỳ ngủ không cùng với nhịp ngày đêm ( ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm). Nguyên nhân phổ biến cho tình trạng này là do thói quen sinh hoạt lâu ngày hoặc tính chất công việc. Trong thời gian ngủ có thể người bệnh cảm thấy ngủ không sâu, giấc ngủ không chất lượng. Tình trạng bệnh không kèm theo các bệnh lý về tâm thần hay các bệnh lý khác hoặc do thuốc gây ra.

Chứng miên hành

Miên hành hay còn gọi là mộng du. Người mắc chứng miên hành thường đi ra khỏi giường vào khoảng ⅓ thời gian ngủ ban đầu và không hay biết chuyện gì đang xảy ra trong thời gian mộng du. Vẻ mặt người mộng du thường trống rỗng, mắt có thể mở hoặc nhắm, thường không phản ứng hoặc trả lời lại các câu hỏi của người khác. Họ quên tất cả những gì đã xảy ra khi mộng du vào ngày hôm sau. Chứng miên hành cũng xảy ra do rối loạn giấc ngủ không thực tổn, không có các bệnh lý kèm theo hoặc do tác dụng của thuốc. 

mat ngu khong thuc ton 2Chứng miên hành thường không có tác hại gì nghiêm trọng, tuy nhiên những chấn thương có thể xảy ra khi người bệnh mắc chứng miên hành.

Hoảng sợ khi ngủ

Là tình trạng người bệnh sợ hãi tột độ vào ban đêm kết hợp với những cơn la hét, hoảng sợ, tăng cử động cơ thể, có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao ( mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn và đổ mồ hôi). Triệu chứng này thường xảy ra trong ⅓ thời gian đầu của giấc ngủ đêm và các cơn hoảng sợ điển hình tiếp theo kéo dài từ 1 – 10 phút 

Ác mộng

Là những cơn ác mộng khi người bệnh ngủ đêm hoặc ngủ trưa, người bệnh có thể khóc, nói nhảm, nói mớ và khác với triệu chứng hoảng sợ khi ngủ là người bệnh gần như nhớ tất cả các chi tiết trong giấc mơ. Bệnh nhân có thể bị ám ảnh, đau buồn, rối loạn cảm xúc do giấc mơ gây ra. Nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn ác mộng này cũng tương tự như tình trạng mất ngủ không thực tổn đến từ việc người bệnh có quá nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống, sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài.

Chứng ngủ rũ

Người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày, họ không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ. Việc buồn ngủ này thường diễn ra khi hoạt động ví dụ người bệnh đang ăn, đang nói chuyện, đang làm việc.

Mất trương lực cơ 2 bên một cách đột ngột.

Tái diễn các biểu hiện của ngủ REM khi chuyển trạng thái từ ngủ sang thức.

Không có các bệnh lý thực thể đi kèm, không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

Trung tâm Y Khoa Vạn Hạnh có chức năm khám, tư vấn và điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn bao gồm cả chứng mất ngủ không thực tổn. Với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh đang sở hữu đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn và nghiệp vụ cao:

mat ngu khong thuc ton 3PGS.Ts.Bs Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.

Ths.Bs Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.

  • Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh, điển hình là bệnh Parkinson.
  • Bs. Lê Thị Tuyết Nhung: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
  • Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Bs.CK! Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ts.Bs Võ Văn Sĩ: Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình

Cùng với việc triển khai các trắc nghiệm tâm lý và liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ cho việc chẩn đoán điều trị nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close