Mất ngủ: Nguyên nhân và Cách điều trị

van hanh

mất ngủ

  • Cứ 3 người thì có khoảng 1 người ít nhất là bị mất ngủ mức độ nhẹ.
  • Nhiều người bị mất ngủ do có thói quen đi ngủ không tốt.
  • Đối với chuyên gia điều trị mất ngủ, liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp hiệu quả nhất.
  • Với các điều trị trong thời gian dài, sử dụng thuốc ngủ không phải là phương pháp hiệu quả.
  • Chúng ta có các bác sĩ lâm sàng, chuyên gia về giấc ngủ và các chương trình trực tuyến giúp điều trị chứng mất ngủ.
 Chứng mất ngủ là gì?

Chứng mất ngủ được xác định khi bạn thường xuyên thấy khó đi vào giấc ngủ hay không thể ngủ được. Có nhiều kiểu mẫu mất ngủ khác nhau. Có thể ban đầu bạn thấy khó đi vào giấc ngủ. Hay ngay cả khi đã buồn ngủ, bạn cũng không thể ngủ được lâu như mình mong muốn. Bạn cũng có thể bị thức giấc giữa đêm và không thể ngủ trở lại kéo dài trong nhiều ngày.  Nhiều người có 2 trong số các vấn đề trên, hoặc  cả 3 vấn đề. Việc không ngủ được vào tối hôm trước gây trạng thái mệt mỏi vào cả ngày hôm sau.

Nhiều người bị mất ngủ có thói quen đi ngủ không tốt

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ?

Có nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Một số loại thuốc, như thuốc hen suyễn hay thuốc huyết áp, caffeine, rượu và thuốc lá.
  • Đau mãn tính và các bệnh khác làm cơ thể khó chịu.
  • Căng thẳng trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân.
  • Bị trầm cảm
  • Khi một người bạn hay người thân qua đời
  • Tâm trạng bồn chồn, lo lắng, có thể gồm cả việc lo lắng vì giấc ngủ không đủ.
  • Những vấn đề khác về giấc ngủ ( xem bài viết 10 rối loạn giấc ngủ thường gặp)
  • Một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng gây mất ngủ, được gọi là chứng mất ngủ nguyên phát.

Hầu như mọi người đều gặp phải các triệu chứng mất ngủ tại một số thời điểm trong cuộc sống. Tại một thời điểm bất kỳ có khoảng 10% dân số bị mất ngủ mức độ nhẹ.

Đối tượng nào dễ bị mất ngủ?

Người lớn tuổi có sức khỏe kém thường dễ bị mất ngủ. Tỉ lệ phụ nữ bị mất ngủ cũng cao gấp đôi so với nam giới. Điều này  có thể  do phụ nữ có nhiều vấn đề lo lắng và nguy cơ trầm cảm cao hơn, liên quan đến chứng mất ngủ. Công nhân làm việc theo ca cũng có nguy cơ mất ngủ cao.

Tác hại của chứng mất ngủ?

Mất ngủ làm giảm sự tập trung và suy giảm trí nhớ. Hầu hết mọi người đều nhận thấy khi bị mất ngủ, trí nhớ của họ kém hơn so với khi ngủ đủ. Mất ngủ cũng gây giảm sự tập trung, làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông hay các chấn thương khác. Mất ngủ cũng làm cho tâm trạng thất thường, bồn chồn nhiều hơn , và gây tâm trạng chán nản.  Một số trường hợp cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày, do nhiều yếu tố gây ra (xem bài viết Cơn buồn ngủ quá mức vào ban ngày).

 

Các phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân ta có các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Nếu nguyên nhân mất ngủ là do thói quen đi ngủ kém thì bạn cần cải thiện thói quen này.
  • Nếu thói quen đi ngủ của bạn khá tốt nhưng vẫn bị mất ngủ thì bạn cần sự giúp đỡ nhiều hơn từ các chuyên gia. Liệu pháp nhận thức hành vi gây ra chứng mất ngủ đã cho thấy hiệu quả trong thời gian điều trị trung bình cho đến dài hơn so với phương pháp dùng thuốc ngủ. 
  • Khi gặp tình trạng căng thẳng, hay bị trầm cảm thì tốt nhất bạn nên tìm sự giúp đỡ của chuyên gia, ngoài ra bạn vẫn có thể thực hiện các bước cải thiện giấc ngủ để giúp ngủ tốt hơn.
  • Vài trường hợp chuyên gia có thể đưa ra một hình mẫu giấc ngủ để giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mất ngủ và kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ.
Thuốc ngủ có giúp ích không?

Thỉnh thoảng bạn có thể dùng thuốc ngủ một để có được giấc ngủ ngon. Tuy nhiên nếu uống thuốc ngủ quá thường xuyên, bạn sẽ bị phụ thuộc thuốc và hiệu quả của thuốc có thể bị giảm đi. Nếu uống trong thời gian dài sẽ hình thành thói quen dùng thuốc để ngủ và bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn ngưng dùng thuốc.

Bạn có thể tìm các phương pháp hỗ trợ điều trị ở đâu và khi nào?

Khi gặp phải tình trạng khó ngủ liên tục, hoặc tâm trạng bồn chồn, không thể thư giãn khi nằm trên giường, ngáy to hay không cảm thấy khỏe khoắn lúc thức dậy trong thời gian dài, bạn nên đến bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia chuyên gia  tâm lý học để tìm hiểu các vấn đề trong bản thân, gia đình hay cuộc sống ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Trung tâm y khoa Vạn Hạnh với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội thần kinh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Trung tâm. Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc như liệu pháp phản hồi sinh học LẦN ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI MIỀN NAM… các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý mất ngủ, trầm cảmtrầm cảm do Covid-19… để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

——————–
Trung tâm cung cấp các phương pháp trị liệu giúp hỗ trợ quá trình điều trị y khoa như châm cứu, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp tâm lý, y học cổ truyền hay dinh dưỡng. Việc bổ sung các liệu pháp này sẽ là mảnh ghép giúp cho sự điều trị của người bệnh hoàn thiện và đạt được hiệu quả tối ưu, tránh lạm dụng thuốc.
● Phản hồi sinh học
● Liệu pháp nhận thức hành vi
● Vật lý trị liệu
● Âm nhạc trị liệu
● Châm cứu
● Thiền trị liệu
● Dinh dưỡng trị liệu

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY.

——————–
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close