Rối loạn lo âu lan tỏa: bạn có đang mắc phải?

van hanh
Rối loạn lo âu lan tỏa
Vào một số thời điểm trong cuộc đời, có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Ví dụ như bạn cảm thấy lo lắng khi đi thi, phỏng vấn xin việc. Trong những hoàn cảnh như vậy, cảm giác lo lắng có thể hoàn toàn là phản ứng bình thường. Nhưng một số người khó kiểm soát được sự lo lắng của mình, những cảm giác lo lắng này kéo dài và ảnh hưởng hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về “rối loạn lo âu lan tỏa”.
Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa khác với cảm giác lo lắng thông thường. Một người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thường sẽ lo lắng nhiều chủ đề như công việc, trường học, tài chính, kéo dài trong nhiều tháng (ít nhất 6 tháng) và họ thường khó kiểm soát được lo âu của mình. Cảm giác lo lắng có thể xảy ra ngay cả khi không có lý do chính đáng để lo lắng. Việc lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cũng như các hoạt động hằng ngày.

Triệu chứng rối loạn lo âu gồm:

  • Cảm giác bồn chồn, bứt rứt không yên.
  • Dễ mệt mỏi
  • Khó tập trung hoặc đầu óc trống rỗng
  • Dễ cáu gắt
  • Cảm giác căng cơ như đau đầu căng thẳng, đau nhức vai gáy, đau nhức cơ
  • Rối loạn giấc ngủ: khó đi vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm, bồn chồn thao thức trong đêm, ngủ dậy cảm thấy không thoải mái.
  • Những triệu chứng cơ thể khác có thể gặp như: đổ mồ hôi nhiều, hồi hộp, tim đập nhanh, thở ngắn, thở dài hoặc hụt hơi, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón…

Nguyên nhân của rối loạn lo âu lan toả là gì?

Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy rằng không có nguyên nhân cụ thể riêng biệt nào gây nên tình trạng rối loạn lo âu lan toả mà là sự tương tác qua lại giữa các yếu tố gen, các chất dẫn truyền thần kinh và môi trường.

  • Gen, di truyền: một số nghiên cứu cho thấy tiền căn gia đình đóng một phần trong trong việc hình thành rối loạn lo âu, điều này có nghĩa rằng trong gia đình bạn có người mắc mối loạn lo âu thì nguy cơ mắc rối loạn lo âu của bạn cao hơn những người khác. Tuy nhiên, hiện tại chưa xác định được cụ thể gen nào gây lo au và gia đình có thể di truyền lo âu theo khuynh hướng lối sống gia đình.
  • Chất dẫn truyền thần kinh: rối loạn lo âu lan toả liên quan đến một số dẫn truyền thần kinh kết nối liên quan đến cảm xúc và tư duy. Nếu các con đường này hoạt động không tốt có thể dẫn đến rối loạn lo âu
  • Yếu tố môi trường: môi trường sống căng thẳng và các sự kiện gây sáng chấn như bị nguợc đãi, lạm dụng, thay đổi công việc, môi trường sống có thể góp phần dẫn đến rối loạn lo âu lan toả. Việc lạm dụng rượu, chất kích thích cũng có thể gây nặng nề thêm tình trạng lo âu.

Điều trị rối loạn lo âu lan toả như thế nào?

Nếu bạn có các dấu hiệu trên, có thể bạn sẽ cần đến gặp các bác sĩ tâm thần kinh hoặc gặp các chuyên gia tâm lý để chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu lan toả. Điều trị rối loạn lo âu lan toả thường kết hợp điều trị thuốc và liệu pháp tâm lý.

Liệu pháp tâm lý: liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn nhận ra và thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi dẫn đến cảm giác lo âu.

Thuốc: thuốc điều trị giúp ổn định lại các chất dẫn truyền thần kinh, tuy nhiên điều trị rối loạn lo âu lan toả có thể mất vài tuần hiệu quả điều trị mới có tác dụng.

Bên cạnh các liệu pháp tâm lý và thuốc, một số thói quen cũng có thể giúp bạn hạn chế lo âu như:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ngủ đủ giấc
  • Tránh café, rượu, các chất kích thích khác
  • Các bài tập thư giãn.

Đừng chủ quan nếu bạn có các triệu chứng trên mà hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt và tìm đến bác sĩ điều trị để được hỗ trợ sớm nhất.  

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

——————–

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close