Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD) ở trẻ

van hanh

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Rối Loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder -ADHD) là một hội chứng rối loạn phát triển não bộ hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh này thường gặp ở trẻ. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi của trẻ. ADHD được chia ra làm ba dạng chủ yếu gồm có quá hiếu động, hấp tấp và giảm khả năng tập trung chú ý của trẻ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý

ADHD phổ biến như thế nào?

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), tại Mỹ cứ 100 đứa trẻ từ 2-17 tuổi sẽ có gần 10 trẻ có chẩn đoán ADHD (2016). Xu hướng chẩn đoán ADHD của trẻ em Hoa Kì từ 4-17 tuổi qua hai thập niên từ 1997 – 2016, tăng rõ rệt, trong đó từ 1997 – 1998 là 6,2%, đến 2015 -2016 là 10,2% (p <0.001) [2]

Trong một nghiên cứu 2015 tại 1 trường THCS ở Hà Nội, 3,76% trong số 1118 trẻ mắc ADHD [1]

ADHD ảnh hưởng đến khoảng 5 – 11% trẻ em trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ADHD thường bị chẩn đoán một cách lạm dụng, phần lớn vì các tiêu chuẩn được áp dụng không chính xác. Theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Ấn bản thứ năm (DSM-5), có 3 dạng:

  • Giảm chú ý
  • Tăng động / bốc đồng
  • Phối hợp 2 dạng trên

Nhìn chung, tỉ lệ gặp ADHD ở trẻ trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng. Tăng động / bốc đồng chủ yếu thường xảy ra ở trẻ trai gấp 2 – 9 lần so với trẻ gái; dạng giảm chú ý xảy ra với tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới. ADHD có tính gia đình.

Chứng ADHD ở trẻ

Nhận Diện tăng động giảm chú ý ở trẻ ?

Theo tiêu chuẩn DSM-5-TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Mỹ gồm có 9 triệu chứng và và dấu hiệu giảm chú ý và 9 của tăng động và hấp tấp, bốc đồng.

Các triệu chứng giảm chú ý gồm:

  • Giảm chú ý, kém tiếp thu đến các chi tiết hoặc gây ra kết quả học tập bị giàm sút
  • Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong lúc làm bài và vui chơi
  • Có biểu hiện không chú ý lắng nghe khi đang nói chuyện
  • Không thực hiện theo những chỉ dẫn hoặc hoàn thành được bài tập, công việc của cty hoặc gia đình đã giao
  • Việc tổ chức các hoạt động từ trẻ ADHD sẽ khó khăn hơn
  • Trẻ ADHD thường ngại, tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài
  • Thường mất những thứ cần thiết cho các bài tập trên lớp và hoạt động trên trường
  • Dễ bị phân tâm
  • Hay quên các hoạt động hàng ngày.

Các triệu chứng tăng động

  • Bé hay lơ đễnh, mơ màng trong lớp, hay làm sai bài tập
  • Bồn chồn tay chân, không ngồi yên được
  • Thường xuyên rời bỏ khỏi vị trí trong lớp hoặc các vị trí cố định ở các nơi khác,
  • Chưa làm xong việc này đã chuyển sang việc khác
  • Không thể ngồi yên một chỗ.Thường xuyên chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức ở những nơi không thích hợp
  • Thường khó khăn trong lúc vui chơi
  • Không thể giữ yên lặng trong các hoạt động cần yên lặng
  • Thường buột miệng trả lời ra trước khi câu hỏi được hỏi xong.
  • Bé lúc nào cũng tăng hoạt động quá mức. Thường hoạt động không ngừng nghỉ
  • Thường nói rất nhiều,hay gây ồn ào, hay nói leo trong lớp
  • không kiên nhẫn để làm một việc gì đó, ví dụ không thể xếp hàng chờ đợi
  • Thường nói ngang vào câu chuyện người khác đang nói
  • Kém việc thiết lập ranh giới tiếp xúc cơ thể, gây ra những đụng chạm không phù hợp, hành vi xâm phạm.
  • Thô bạo, vụng về: làm hỏng đồ chơi, làm đau người khác không cố ý.

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?

Quan sát các bất thường của trẻ, Những biểu hiện này kéo dài và nó diễn ra không chỉ riêng ở nhà, ở trường mà còn ở nơi công cộng => hãy đưa trẻ đi gặp các bác sĩ tâm thần kinh, để được đánh giá, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chương trình tầm soát ADHD:

  • Áp dụng cho các đối tượng: từ 4-18 tuổi hoặc bất cứ khi nào bố mẹ nhận thấy con mình có biểu hiện bất thường trên
  • Tầm soát và chẩn đoán:
    • Trẻ có bị ADHD?
    • Đánh giá sự phát triển vận động tâm thần có phù hợp với lứa tuổi?
    • Tư vấn điều trị ADHD, phát hiện các rối loạn cảm xúc và hành vi (lo âu, trầm cảm, sử dụng chất), rối loạn phát triển (rối loạn học tập, rối loạn phổ tự kỉ, khiếm khuyết trí tuệ)
  • Điều trị: theo hướng dẫn của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (2019)
    • Phương pháp không dùng thuốc (can thiệp hành vi cá nhân, huấn luyện phụ huynh trong quản lý hành vi (PTBM) khi thỏa các điều kiện sau
      • Trẻ từ 4-6 tuổi và rối loạn mức độ nhẹ
    • Phương pháp dùng thuốc
      • Trẻ từ 6 tuổi trở lên
      • Mức độ từ trung bình đến nặng
      • Phương pháp không dùng thuốc không có hiệu quả

☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close