Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

van hanh

“Người bệnh đau lưng nên tập luyện đi bộ!”, đây là lời khuyên chung của các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp khi điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống lưng:

  • Đang ở giai đoạn khởi phát
  • Được chẩn đoán là có mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ có thể là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh vô cùng tiềm năng, và thực nghiệm cũng đã cho thấy điều này mang lại nhiều lợi ích trong quá trình điều trị.

Người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nên tập đi bộ

Cùng với thuốc giảm đau/tiêm steroid/ tiêm PRP, chườm nóng, lạnh và nghỉ ngơi, người bệnh thoái hóa đốt sống lưng (nhẹ – trung bình) cũng cần phải duy trì hoạt động thể chất.

Bệnh nhân có thể sẽ phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được thiết lập bài tập luyện phù hợp, vì bác sĩ sẽ gợi ý cho cách thức và thời điểm đi bộ phù hợp sẽ mang lại lợi ích cho việc điều trị bệnh.

Các khuyến cáo ban đầu thường là bệnh nhân hãy nên bắt đầu thực hiện chúng một cách dễ dàng và trong thời gian ngắn hơn, dần dần theo thời gian sẽ được tăng lên, cũng như cường độ. Bên cạnh đó, trong khi đi bộ, điều cực kỳ quan trọng là phải duy trì một tư thế tốt để giảm căng thẳng cho cột sống, và điều này cần đến các hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Những lợi ích của việc đi bộ trong hỗ trợ điều trị bệnh

Lợi ích của việc đi bộ mà người bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể nhận được là:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, từ đó làm tăng lưu lượng máu và dinh dưỡng đến tủy sống.
  • Tăng cường cơ bắp, nhờ đó làm giảm áp lực lên cột sống -> giảm đau nhức hiệu quả
  • Rất tốt cho sức khỏe tinh thần và giảm cảm giác đau vì cơ thể giải phóng endorphin.

thoái hóa đốt sống lưng coe nên đi bộ không

Các bài tập thể dục “cần tránh”

Mặc dù tập thể dục như việc đi bộ được xem là có ích cho điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng, nhưng có một số bài tập nhất định người bệnh thoái hóa đốt sống lưng cũng cần phải tránh vì có thể làm gia tăng sự căng cơ ở lưng.

Dưới đây là một số bài tập “cần tránh”:

Nâng tạ: Nâng tạ có thể nguy hiểm nếu không được thực hiện đúng cách. Nó có thể làm lưng bị tổn thương nghiêm trọng vì gây thêm áp lực lên lưng theo nhiều cách, đặc biệt là ở vị trí đốt sống lưng L4. Vì vậy, bác sĩ khuyên là hãy nên tránh hoàn toàn việc nâng tạ.

Hoạt động quá mức: Người bệnh hoạt động tích cực có thể là biểu hiện tốt khi hồi phục sau thoái hóa đốt sống lưng, nhưng hoạt động quá mức sẽ không được bác sĩ khuyến khích và người bệnh nên hạn chế tối thiểu hoặc tránh thực hiện những hoạt động/ chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá và cricket, vì có thể gây đau lưng trở lại.

Cúi và vặn người: Mặc dù tập thể dục là tốt và tăng cường cơ bụng và lưng, nhưng phải tránh những bài tập vặn và cúi xuống vì điều này có thể gây thêm chấn thương các đốt sống lưng và làm tăng cơn đau, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

 

Xem thêm:

Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close