Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

van hanh

Thoát vị đĩa đệm hiện là bệnh đang có xu hướng trẻ hoá, vì nhóm tuổi dễ mắc bệnh này đang có sự thay đổi từ độ tuổi từ 35 – 60 sang độ tuổi từ 30 – 60 trong những năm gần đây.

Vì thế, các cảnh báo về nguyên nhân gây bệnh và nhận biết triệu chứng, theo như các khuyến cáo, người bệnh cần nắm bắt sớm, do đa phần người trẻ mắc bệnh đều xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến thói quen vận động sai tư thế khi thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Đĩa đệm là gì? Đĩa đệm là một phần của cột sống, nằm giữa các đốt sống và được cấu thành từ bao xơ và nhân nhầy.

Theo đó, cột sống người có 24 đốt sống, tương đương với 23 đĩa đệm. Những đĩa đệm hoạt động với chức năng như miếng đệm giảm xốc, giúp kết nối các đốt sống lại với nhau và hỗ trợ cột sống di chuyển linh hoạt, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Nhưng thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Thoái hoá đĩa đệm: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Tuổi càng cao, cột sống bị lão hoá, theo thời gian, các vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, dễ dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị thoát vị. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi.
  • Chấn thương vùng lưng: hi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Cân nặng: trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm
  • Tính chất công việc: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
  • Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc các bệnh lý liên quan đến thoái hoá cột sốngcũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Yếu tố di truyền

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết của thoát vị đĩa đệm

Như đã nhắc đến ở trên, hầu hết bệnh lý thoát vị đĩa đệm xảy ra ở lưng dưới (thắt lưng), và cũng thường xảy ra ở cổ. Để nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm. Ngoài ra, các bác sĩ thường sẽ sử dụng các chẩn đoán hình ảnh của người bệnh để xem rõ đĩa đệm có đè lên dây thần kinh gây đau hay không.

Các triệu chứng đặc trưng của thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Đau tay hoặc chân:

Nếu thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới, bên cạnh cơn đau ở lưng dưới, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau ở mông, đùi và bắp chân, hoặc đau ở một phần của bàn chân.

Đối với thoát vị đĩa đệm ở cổ, thông thường người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể lan vào cánh tay hoặc chân khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển vào một số tư thế nhất định. Đau thường được mô tả là có cảm giác nóng rát.

  • Tê hoặc ngứa ran:

Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran ở phần cơ thể được phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Điều này cho biết, có thể các dây thần kinh xung quanh đĩa đệm đã bị chèn ép.

  • Yếu cơ:

Các cơ được phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng yếu đi. Do đó, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như dễ vấp ngã, mất thăng bằng hoặc ảnh hưởng đến khả năng nâng hoặc giữ đồ…

Song, một số người bệnh có thể bị thoát vị đĩa đệm mà không có triệu chứng. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh là khi được bác sĩ chẩn đoán và đánh giá tình trạng sức khỏe cột sống thông qua hình ảnh chụp cột sống.

Các phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả

→ Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Tiêm cortisone
  • Thuốc giãn cơ (đối với các trường hợp co thắt cơ)
  • Thuốc giảm đau Opioid (dùng chỉ khi có chỉ định của bác sĩ)

Vật lý trị liệu

  • Tập luyện các bài tập có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên
  • Trị liệu với các loại máy móc hiện đại như kéo giãn cột sống, sóng siêu âm…

Phong bế thần kinh – cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh

  • Phong bế thần kinh không phẫu thuật (tạm thời)
  • Phong bế thần kinh phẫu thuật (lâu dài/ vĩnh viễn)
  • Có thể kết hợp với Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) theo chỉ định của bác sĩ

Trường hợp các phương pháp trên không tương thích với bệnh nhân hoặc bệnh đã tiến triển đến các giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải tiếp nhận phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

 

Phác đồ điều trị bệnh tại TTYK Vạn Hạnh có thể thực hiện đơn trị liệu một phương pháp, hoặc triển khai mô hình đa mô thức kết hợp nhiều phương pháp với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng hơn cho bệnh nhân.

Các bác sĩ ở TTYK Vạn Hạnh có kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp: BS Võ Văn Sĩ và BS Lê Thị Tuyết Nhung. Đồng thời, trung tâm luôn cập nhật xu thế điều trị bằng phương pháp dùng thuốc, không dùng thuốc các liệu pháp sinh học và tiến bộ công nghệ khoa học mới nhất, cùng với việc đáp ứng điều kiện nhập mới các trang thiết bị phù hợp và tiên tiến, cơ sở vật chất sạch sẽ, an toàn, phòng tiêm vô trùng…, nhờ đó đảm báo được tính chuyên nghiệp trong điều trị và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close