Vì sao tôi hay bị chóng mặt và mệt mỏi?

van hanh

Nếu tối qua bạn không tiệc tùng và uống bia rượu, mà vẫn thấy đầu mình xoay vòng và  không có năng lượng làm bất cứ việc gì – có thể bạn bị chứng chóng mặt và mệt mỏi.

Biểu hiện của chóng mặt có thể thay đổi, từ cảm giác loạng choạng đứng không vững, người lâng lâng, hay cảm giác chóng mặt đầu quay cuồng. Cảm giác quay cuồng đó có thể giống cảm giác khi bạn bắt gặp thần tượng Backstreet Boys năm lớp 8, nhưng có lẽ nó tệ hơn nhiều.

 Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác chóng mặt và mệt mỏi, trong đó có một số nguyên nhân nghiêm trọng và một số khác phổ thông. Dù vậy, vẫn cần tìm hiểu nguyên nhân bên trong của vấn đề này, vì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, thậm chí có thể làm bạn bị tai nạn.

Một số nguyên nhân:
Mất nước

Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt và mệt mỏi. Đó là do sự thiếu hụt nước và chất điện giải, thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, nhất là khi tập thể dục hoặc tiệc tùng quá nhiều.

Do đó việc bổ sung nước cho cơ thể khi bị mất nước là rất quan trọng.

Các triệu chứng mất nước bao gồm:

  • Giảm số lần đi tiểu
  • Nước tiểu có màu vàng hơn bình thường
  •  Cảm giác khát khô cổ họng
  •  Cảm thấy lơ mơ
  • Đau đầu

Mất nước nhẹ có thể được cải thiện bằng cách uống các loại nước có chứa chất điện giải, như các loại nước uống thể thao. Tình trạng mất nước nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế tại bệnh viện và truyền tĩnh mạch để cấp nước trực tiếp vào cơ thể cho đến khi các cơ quan hoạt động lại ở mức bình thường.

Thai kỳ

Thật tuyệt khi bạn có tin vui, bên cạnh đó, chóng mặt và mệt mỏi cũng là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Cơ thể bạn đang điều chỉnh để thích nghi với việc mang một em bé trong bụng và đảm bảo dưỡng chất cho cả mẹ và con.

Trong suốt thai kỳ, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi của hệ tuần hoàn và có thể gây ra chóng mặt.  

Khi mang thai, trái tim phải bơm máu nhiều hơn bình thường, trong khi đó, các hormon lại làm hệ tuần hoàn chậm lại, do vậy làm thành mạnh máu mở ra và giãn rộng. Điều này làm cho huyết áp thấp hơn bình thường, dẫn đến cảm giác chóng mặt.

Khi em bé trong bụng lớn hơn mỗi ngày, cơ thể bạn nở rộng ra để có đủ không gian cho em bé. Tử cung mở rộng có thể gây ra những thay đổi của hệ tuần hoàn, do đó thường gây ra chóng mặt.  

Hầu hết các trường hợp chóng mặt và mệt mỏi xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ.  Nếu bạn có các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo hoặc đau bụng, thì có thể vấn đề trầm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Thiếu máu (và các triệu chứng khác trong kỳ kinh nguyệt)

Kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể làm bạn bị chuột rút, thèm ăn, và nhiều triệu chứng khác. Lượng máu mất đi trong kỳ kinh có thể làm bạn thấy mệt hơn những ngày bình thường.

Mất máu cũng góp phần làm giảm tế bào hồng cầu, gây ra huyết áp thấp và thiếu máu. Cả hai đều gây ra chóng mặt và mệt mỏi

Các dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu bao gồm:

  •  hơi thở ngắn
  •  thèm ăn đất sét hay đá lạnh
  •  nhịp tim nhanh
  •  bị rụng tóc và móng tay giòn gãy

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến, nhưng không chỉ do chu kỳ kinh nguyệt gây ra, mà có thể do mất máu sau chấn thương, phẫu thuật, chảy máu cam nghiêm trọng và thường xuyên, hiến máu nhiều lần, v.v. Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Celiac (không dung nạp gluten) cũng có nguy cơ bị thiếu máu.

Chứng đau nửa đầu

Nếu đầu của bạn bị đau – không chỉ đau mà còn có cảm giác như đầu bị vỡ đôi, bị chói mắt và bạn không có khả năng làm điều gì – thì có thể bạn đang bị đau nửa đầu.

Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ngoài chóng mặt và mệt mỏi, các triệu chứng của chứng đau nửa đầu bao gồm:

  •  đau đầu dữ dội
  •  buồn nôn và nôn mửa
  •  nhạy cảm với ánh sáng

Ngay cả khi không bị đau đầu, chứng đau nửa đầu có thể làm bạn choáng váng và chóng mặt.

Chứng đau nửa đầu thường được kích hoạt bởi caffeine, căng thẳng, thiếu ngủ và lười vận động. Chứng đau nửa đầu cũng thường xảy ra gần kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể tránh chứng bệnh này bằng cách điều chỉnh lối sống phù hợp. Một số loại thuốc giảm đau không cần kê toa như acetaminophen và ibuprofen có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến chứng đau nửa đầu.

Khi bạn cảm thấy đau đầu dữ dội và quá chóng mặt, cảm giácchưa từng trải qua trước đây với chứng đau đầu của mình, bạn nên gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa bạn đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt

Chấn thương

Ki bị ngã và va chạm đầu – bạn có thể thấy choáng một chút, sau đó thấy vẫn ổn. Tuy nhiên bạn nên theo dõi các dấu hiệu chấn thương, vì mệt mỏi và chóng mặt là các triệu chứng của chấn thương não tạm thời.

Nếu bạn nghĩ mình bị chấn thương đầu, việc cần làm đầu tiên là đi khám bác sĩ ngay lập tức. Các cú va chạm và cú đập vào đầu có thể gây chấn thương, mà phải vài phút hay vài giờ sau đó mới có các triệu chứng của chấn thương.

Các triệu chứng khác của chấn thương bao gồm:

  •  nhức đầu dai dẳng
  •  buồn nôn hoặc nôn mửa
  •  mất trí nhớ ngắn hạn
  •  bị cáu gắt hay tâm trạng thất thường
  •  mắt nhìn bị thay đổi – như nhìn thấy mờ, nhìn đôi hoặc nhìn thấy các đốm chớp tắt như vì sao
  •  khó ngủ
Huyết áp thấp (hạ huyết áp)

Có thể bạn đã quen với các triệu chứng của chứng cao huyết áp, nhưng cũng nên cẩn trọng với các triệu chứng của huyết áp thấp bất thường gây nguy hiểm.

Khi tim bơm máu chậm hơn bình thường và tuần hoàn máu chậm lại, huyết áp thấp có thể gây chóng mặt và mệt mỏi – và ở trường hợp nặng có thể bị sốc.

Các triệu chứng bao gồm:

  • lơ mơ
  •  ngất xỉu
  •  mắt nhìn mờ
  •  khó tập trung

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm mang thai, bệnh tim mạch, mất nước và một số loại thuốc. Huyết áp thấp có thể được điều trị bằng cách bổ sung nước cho cơ thể, mặc quần áo chật , ăn nhiều muối và điều trị bằng một số loại thuốc.

Bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường, đường huyết thấp (lượng đường trong máu thấp) gây ra chóng mặt và mệt mỏi. Khi bị hạ đường huyết, glucose trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.

Các triệu chứng hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình, bao gồm:

  •  mệt mỏi hoặc run rẩy
  •  đổ mồ hôi
  •  đói bụng
  •  mắt nhìn mờ
  •  lơ mơ hoặc mất phương hướng
  •  bị cáu gắt hay lo lắng
  •  khó tập trung
  •  nhịp tim nhanh hoặc không đều

Để nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu đang bị thấp, hãy ăn hay uống carbohydrate, như nước trái cây, viên đường, soda, hoặc một muỗng canh đầy đường hay mật ong.

Viêm dây thần kinh tiền đình

Viêm dây thần kinh tiền đình là tình trạng viêm tai trong. Các nhiễm trùng tai như viêm dây thần kinh tiền đình có thể làm bạn mất thăng bằng và gây cảm giác đầu quay cuồng.

Viêm dây thần kinh có thể do nhiễm virus vùng hầu họng như viêm họng hoặc cảm lạnh. Bạn nghĩ mình có thể bị viêm dây thần kinh tiền đình? Sau đây là một số triệu chứng khác:

  •  nhìn bị mờ
  •  lơ mơ
  •  buồn nôn

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây ra chóng mặt và mệt mỏi, bao gồm các loại thuốc thông thường điều trị trầm cảm, huyết áp cao và co giật..

Tham vấn với bác sĩ của bạn về các loại thuốc thay thế nếu bạn cảm thấy loại thuốc đang dùng gây ra các tác dụng phụ này.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tham gia vào các hoạt động hàng ngày của bạn. CFS phổ biến hơn ở những người từ 40-60 tuổi, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Các triệu chứng phổ biến của CFS là:

  •  gặp vấn đề khi ngủ
  •  giảm khả năng thực hiện các công việc và hoạt động hàng ngày
  •  gặp các vấn đề khi suy nghĩ và trí nhớ
  •  cảm thấy tệ hơn ở tư thế đứng

Nếu bạn nghĩ mình mắc bệnh này thì nên đi khám bác sĩ, và có nhiều phương pháp điều trị khác nhau phù hợp cho mỗi người.  

Nhịp tim bất thường

Khi tim của bạn đập quá nhanh hay quá chậm, bạn có nhịp tim bất thường, còn được gọi là rối loạn nhịp tim.

Có nhiều triệu chứng của nhịp tim bất thường, bao gồm:

  •  Ngất xỉu hoặc lả người đi
  •  Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch trong lồng ngực
  • Khó thở và lo lắng
  • Đau ngực hay bị ép ngực

Các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo loại rối loạn nhịp tim mà bạn mắc phải. Một số trường hợp không cần điều trị, một số khác được điều trị bằng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp.

Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, bạn nên hạn chế caffeine, rượu, thuốc lá, thuốc chống trầm cảm và nhiều chất kích thích khác.

Tôi có nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt và mệt mỏi, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi có một trong các triệu chứng nghiêm trọng sau, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:  

  • ngất xỉu
  •  đau ngực hay bị ép ngực
  •  khó thở
  •  co giật
  •  nhịp tim nhanh hoặc không đều
  •  nhức đầu dữ dội
Phòng ngừa

Có những cách để ngăn ngừa chóng mặt và mệt mỏi thông thường, nhu hạn chế uống rượu và hút thuốc lá và đảm bảo giấc ngủ đủ vào ban đêm.

Nói cách khác, hãy tránh làm những điều mà diễn viên Mick Jagger đã làm trong những năm 70. Thay vào đó, hãy thực hiện theo lối sống lành mạnh của diễn viên Gwyneth Paltrow – tập trung vào việc cấp nước cho cơ thể và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, thiền định.

thiền trị liệu giúp ổn định tinh thần, đỡ chóng mặt

Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc, tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Tâm thần – Thần kinh – Cơ xương khớp… Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm từ BV Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y dược… sẽ kết hợp hội chẩn, đồng thời thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể, hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều phương pháp toàn diện hơn trong điều trị cho người bệnh. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY.

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH
———————–
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
🌐 Website: ykhoavanhanh.vn

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close