Tầm soát và điều trị suy giảm rối loạn trí nhớ

van hanh

GÓI TẦM SOÁT SUY GIẢM TRÍ NHỚ

 

Suy giảm trí nhớ là một trong những vấn đề thường gặp tại phòng khám. Tình trạng này làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không những người bệnh mà cả thân nhân cũng đều lo ngại và khi tình trạng này trầm trọng hơn thì cần đến sự tư vấn của bác sĩ.

Trí nhớ và quá trình lão hóa

Trí nhớ được định nghĩa là “khả năng lưu giữ, nhớ lại và tái tạo những gì đã học hoặc đã được trải nghiệm”. Khả năng ghi nhận ký ức và nhớ lại quá khứ là mối liên kết giữa bản thân chúng ta (não bộ trải nghiệm cuộc sống) với gia đình, bạn bè và cộng đồng.

Khi con người già đi, những thay đổi nhỏ trong bộ nhớ diễn ra tự nhiên như một phần của quá trình lão hóa tại một số vị trí của não như là hồ hải mã, thùy trán, một phần của thùy thái dương… Tuy nhiên, đôi khi tình trạng suy giảm trí nhớ lại xảy ra sớm hơn sơ với tuổi tác. Những thay đổi này thường không được chú ý, nhưng vào những thời điểm khác nhau có thể làm phiền chính chúng ta hoặc người thân.

Một số yếu tố có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ hoặc làm cho những thay đổi bình thường liên quan đến tuổi tác trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như thay đổi có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc vấn đề sức khỏe (một số bệnh mãn tính, trầm cảm, lo âu, khó ngủ, bệnh tim, chấn thương đầu, bệnh tuyến giáp, mất nước hoặc thiếu vitamin). Nếu đúng như vậy, việc xác định tình trạng và điều trị bệnh có thể cải thiện trí nhớ.

Nhưng nếu, suy giảm trí nhớ ngăn cản chúng ta thực hiện các công việc hàng ngày và các sinh hoạt quen thuộc của chúng ta trong cuộc sống đến độ người nhà rất lo lắng, thì đó sẽ trở thành một vấn đề bệnh lý liên quan đến trí nhớ như bệnh mất trí nhớ Alzheimer và rất cần được các chuyên gia chẩn đoán và điều trị.

Chẩn đoán hình ảnh phân biệt được giữa người bình thường và người có suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ có phải là quá trình lão hóa bình thường?

Chứng đãng trí đơn giản (“thiếu chìa khóa”) và hơi chậm chạp trong việc nhớ lại tên, ngày tháng và các sự kiện có thể là một phần của quá trình lão hóa bình thường hoặc là do gặp các vấn đề áp lực trong cuộc sống.

Có rất nhiều quá trình ghi nhớ, bao gồm học thông tin mới, nhớ lại thông tin và nhận biết thông tin quen thuộc. Mỗi quá trình có thể bị gián đoạn, dẫn đến trải nghiệm bị lãng quên. Ngoài ra còn có các loại trí nhớ khác nhau, mỗi loại có thể bị ảnh hưởng khác nhau bởi quá trình lão hóa bình thường.

Trí nhớ lưu trữ
  • Nhớ từ xa xưa (khả năng ghi nhớ các sự kiện từ nhiều năm trước)
  • Nhớ cách thực hiện  (Thực hiện những kỹ năng thực hành như đi xe đạp…)
  • Nhớ nội dung, ngữ nghĩa (kiến thức tổng quát: lịch sử, địa lý)
Trí nhớ suy giảm khi:
  • Khó ghi nhận nội dung thông tin mới
  • Mất nhiều thời gian hơn để nhớ những thông tin mới.
Những thay đổi nhận thức nào khác xảy ra với quá trình lão hóa  bình thường?
  • Ngôn ngữ bị ảnh hưởng nhẹ bởi quá trình lão hóa bình thường. Ngôn ngữ là “các từ, cách phát âm và cách chúng được sử dụng kết hợp để có nghĩa”.
  • Hiểu ngôn ngữ (hiểu các quy tắc của ngôn ngữ) thường được lưu trữ, cũng như từ vựng (nhớ ngữ nghĩa) và cú pháp (cách mà các từ được ghép lại với nhau).
  • Khó nhớ tên và sử dụng các từ trong các cuộc trò chuyện phổ biến và sự trôi chảy của lời nói (mất nhiều thời gian hơn để hiểu các từ) cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Trong quá trình lão hóa, tốc độ xử lý thông tin chậm dần (chẳng hạn như kỹ năng giải quyết vấn đề).
  • Các chức năng điều hành (lập kế hoạch, tư duy trừu tượng) vẫn bình thường đối với các công việc hằng ngày, nhưng bị chậm lại khi phải đối mặt với các nhiệm vụ mới hoặc sự chú ý bị phân chia (khi có nhiều việc cùng làm trong một lúc).
  • Mức độ nhanh nhạy trong nhận thức và phản ứng đều chậm lại với quá trình lão hóa.
Trong những trường hợp nào, lão hóa được xem là bất thường?

Các vấn đề về trí nhớ bắt đầu cản trở cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày không được xem là quá trình lão hóa bình thường.

Quên nơi để kính hay một quyển sách của bạn là một dấu hiệu đơn giản của chứng đãng trí, hoặc quá trình lão hóa bình thường; tuy nhiên, việc quên kính của bạn được sử dụng để làm gì hoặc quên đeo kính trên mặt không phải là một vấn đề về trí nhớ bình thường.

Suy giảm trí nhớ và các vấn đề về tư duy gặp ở suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) hoặc sa sút trí tuệ không phải là quá trình lão hóa bình thường. Các nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng suy giảm nhận thức nhẹ là một điểm trên con đường dẫn đến chứng sa sút trí tuệ đối với một số cá nhân và giai đoạn giữa những thay đổi tinh thần được thấy trong quá trình lão hóa bình thường và chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu. Không phải tất cả các cá nhân được chẩn đoán mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ đều sẽ bị sa sút trí tuệ. Phần dưới đây nêu bật một số thay đổi bất thường trong trí nhớ được thấy trong MCI và chứng sa sút trí tuệ.

Các vấn đề về trí nhớ ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ
  • Quên các sự kiện gần đây, lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau và những câu chuyện giống nhau, đôi khi quên tên của bạn bè thân thiết và các thành viên trong gia đình, thường xuyên quên các cuộc hẹn hoặc các sự kiện đã lên kế hoạch, quên cuộc trò chuyện, thường xuyên thất lạc đồ.
  • Gặp sự cố với việc sử dụng từ mong muốn. Gặp khó khăn trong việc hiểu văn bản hoặc thông tin bằng lời nói.
  • Mất tập trung. Dễ bị phân tâm. Cần phải viết lời nhắc để làm một số việc, nếu không sẽ quên.
  • Mặc dù vất vả nhưng có thể hoàn thành các công việc phức tạp như thanh toán hóa đơn, uống thuốc, mua sắm, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, lái xe.
  • Có nhiều triệu chứng suy giảm trí nhớ quan trọng nhưng vẫn có thể hoạt động độc lập.
Các vấn đề về trí nhớ ở những người bị sa sút trí tuệ
  • Không thể thực hiện các công việc phức tạp hằng ngày (ví dụ: thanh toán hóa đơn, uống thuốc, mua sắm, lái xe).
  • Mất trí nhớ hoặc không nhận thức được là mình bị mất trí nhớ.
  • Thể hiện khả năng phán đoán kém. Suy giảm khả năng tư duy hợp lý và khả năng giải quyết vấn đề. 
  • Trí nhớ, ngôn ngữ và nhận thức trở nên suy yếu đến mức không thể thực hiện được các nhiệm vụ tự chăm sóc nếu không có sự hỗ trợ của người khác.
Trí nhớ có thể được duy trì  trong quá trình lão hóa hay không?

Theo hướng dẫn thực hành của Hội Thần kinh Hoa Kỳ dành cho bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ, điều tốt nhất bạn có thể làm để duy trì sức khỏe não bộ của mình là tập thể dục (đặc biệt là tập thể dục nhịp điệu) hai lần một tuần.

Mặc dù không có mối liên hệ rõ ràng đã được chứng minh rằng thực hiện bất kỳ điều nào sau đây sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ và kỹ năng tư duy, nhưng đây là những khuyến nghị chung để duy trì sức khỏe tốt.

  • Duy trì huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu ở ngưỡng tốt.
  • Ngừng hút thuốc và tránh uống thức uống có cồn quá mức.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh – một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và dầu ô liu – làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Xem xét chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải hoặc Dash.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Sống tích cực, hạnh phúc và vui vẻ.
  • Giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Rèn luyện cơ thể (bao gồm các bài tập aerobic, các bài tập làm tăng nhịp tim như bơi lội, đi xe đạp hoặc đi bộ, rèn luyện sức mạnh, các bài tập kéo căng và thăng bằng)
  • Rèn luyện trí não (giải câu đố, chơi bài, đọc, học một ngôn ngữ mới, hoặc chơi một nhạc cụ mới, tham gia một lớp học). 
  • Luôn hoạt động xã hội tích cực (chia sẻ sở thích với những người cùng chí hướng, tham gia câu lạc bộ, tình nguyện) 
GÓI TẦM SOÁT SUY GIẢM TRÍ NHỚ
  1. Khám với bác sĩ thần kinh và tâm thần
  2. Đánh giá thang điểm suy giảm trí nhớ MMSE, test vẽ đồng hồ, test MoCA (Tùy bác sĩ chọn lựa)
  3. CT, MRI Não (Tùy bác sĩ chọn lựa)
  4. Xét nghiệm huyết học và sinh hóa (NGFN; xét nghiệm B1, B6, B12; xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng; xét nghiệm tuyến giáp; xét nghiệm thuốc trong huyết thanh)
  5. Điện não đồ
  6. Hướng điều trị gợi ý thêm (Tư vấn tâm lý, thiền trị liệu, điều trị bằng thuốc, các môn thể dục phù hợp với thể chất và lứa tuổi…)

Đặc biệt, các hội chứng COVID-19 kéo dài ở một số bệnh nhân có thể bao gồm mất trí nhớ và các rối loạn chức năng nhận thức khác thường được gọi là “sương mù não”, theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA Network Open. Nghiên cứu này phân tích những bệnh nhân nhiễm COVID-19 bao gồm cả những người đã tiêm vaccine COVID-19. 
Việc tầm soát suy giảm trí nhớ ở những người đã từng nhiễm COVID-19 bao gồm cả những người đã tiêm vaccine COVID-19 là cần thiết để chúng ta có những can thiệp kịp thời về việc suy giảm trí nhớ. 

Trung tâm y khoa Vạn Hạnh với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội thần kinh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Trung tâm. Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc như liệu pháp phản hồi sinh học LẦN ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI MIỀN NAM… các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý mất ngủtrầm cảm,  trầm cảm do Covid-19, suy giảm trí nhớ do Covid-19… để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

——————–
Trung tâm cung cấp các phương pháp trị liệu giúp hỗ trợ quá trình điều trị y khoa như châm cứu, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp tâm lý, y học cổ truyền hay dinh dưỡng. Việc bổ sung các liệu pháp này sẽ là mảnh ghép giúp cho sự điều trị của người bệnh hoàn thiện và đạt được hiệu quả tối ưu, tránh lạm dụng thuốc.
● Phản hồi sinh học
● Liệu pháp nhận thức hành vi
● Vật lý trị liệu
● Âm nhạc trị liệu
● Châm cứu
● Thiền trị liệu
● Dinh dưỡng trị liệu

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY.

——————–
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close