Tầm soát và điều trị đau đầu

van hanh

ĐAU ĐẦU: MỘT TRIỆU CHỨNG RẤT THƯỜNG GẶP TẠI PHÒNG KHÁM

Đau đầu là triệu chứng than phiền nhiều nhất tại phòng khám đa khoa. Thống kê cho thấy hơn 50% người đến khám đã từng than phiền đau đầu ít nhất 01 lần và 1/3 người bệnh đến khám vì đau đầu migraine.

Tại Trung tâm Y khoa Vạn hạnh, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám các bệnh nhân đau đầu và làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán chính xác loại đau đầu các tiêu chuẩn Quốc tế về chẩn đoán đau đầu nguyên phát và thứ phát được áp dụng tại Trung tâm  

Bước đầu tiên là xác định loại đau đầu. Đôi khi đau đầu là một triệu chứng của một bệnh hoặc tình trạng khác (Viêm xoang hay trong trạng thái lo âu, căng thẳng); đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng.

Người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng đau đầu để khai với bác sĩ. Ghi nhật ký đau đầu có thể giúp xác định loại đau đầu. Lưu ý khi cơn đau đầu xảy ra, các triệu chứng và các tác nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như thức ăn, thức uống (rượu, bột ngọt hay do lạm dụng thuốc), đôi khi do căng thẳng hoặc thay đổi giấc ngủ.

Đau đầu mãn tính hằng ngày, xảy ra 15 ngày, mỗi tháng và kéo dài hơn ba tháng. Đau nửa đầu migraine cũng là những dạng mạn tính thường gặp.

Các một số loại đau đầu ít gặp hơn và cần được sự hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa thần kinh: Đau đầu do căng thẳng, đau nửa sọ liên tục, đau dây thần kinh tam thoa, đau đầu thành cụm, đau do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, cột sống cổ, đau đầu do lạm dụng thuốc…

Đau đầu căng thẳng

Đau đầu căng thẳng, loại đau đầu phổ biến nhất:

  • Có thể cảm thấy như một chuỗi đau thắt quanh đầu, đau âm ỉ hoặc áp lực.
  • Có thể gây đau đầu nhẹ đến trung bình ở cả 2 bên đầu.
  • Tần suất thay đổi trong ngày, đau nhưng vẫn làm việc được
  • Kéo dài từ 30 phút đến 1 tuần.
Điều trị

Hầu hết các cơn đau đầu do căng thẳng không thường xuyên dễ dàng điều trị bằng thuốc không kê đơn, bao gồm:

  • Aspirin
  • Ibuprofen, Naproxen
  • Acetaminophen (Tylenol)

Thuốc theo toa hằng ngày, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm ba vòng, có thể kiểm soát chứng đau đầu căng thẳng mạn tính. Các liệu pháp thay thế nhằm mục đích giảm căng thẳng có thể hữu ích:

  • Phản hồi sinh học
  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp massage
  • Châm cứu
Đau nửa đầu migraine

Chứng đau nửa đầu migraine là một dạng đau đầu phổ biến khác. Chứng đau nửa đầu migraine ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn gấp 3 lần so với nam giới. Chứng đau đầu migraine thường:

  • Gây ra cơn đau từ mức độ trung bình đến dữ dội.
  • Gây hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Gây buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động
  • Chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu, nhưng có thể ảnh hưởng cả hai bên.
  • Nặng hơn với hoạt động chẳng hạn như leo bậc thang, mang vác nặng
  • Kéo dài từ 4 đến 72 giờ nếu không điều trị.
Điều trị

Điều trị đau nửa đầu migraine nhằm mục đích làm giảm tình trạng nặng của triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau kế tiếp. Nếu người bệnh biết các yếu tố khởi phát gây ra chứng đau nửa đầu migraine, thì việc tránh những tác nhân đó và học cách kiểm soát có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu migraine hoặc giảm bớt cơn đau (thiếu ngủ, stress, ăn bột ngọt, uống rượu nhiều…). Điều trị có thể bao gồm:

  • Nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và yên tĩnh.
  • Chườm nóng hoặc lạnh lên đầu hoặc cổ.
  • Massage và một lượng nhỏ caffeine.
  • Thuốc không kê đơn chẳng hạn như ibuprofen (Naproxen, Ibuprofen), acetaminophen (Tylenol) và aspirin.
  • Thuốc kê đơn bao gồm triptans, chẳng hạn nhu sumatriptan (Imitrex) và zolmitriptan (Zomig).
  • Thuốc phòng ngừa như propranolol, amitriptyline, valperoate de sodium, topiramate, flunarizine.
Nhận biết các triệu chứng khẩn cấp cần nhập viện
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột.
  • Đau đầu sau chấn thương đầu hoặc ngã.
  • Sốt, cứng cổ, phát ban, lú lẫn, co giật, nhìn đôi, suy nhược, tê hoặc khó nói.
  • Đau nặng hơn mặc dù có điều trị.

Những triệu chứng này cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn, và quan trọng là phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời các nguyên nhân đau đầu này, thường do các bệnh nặng như xuất huyết não, viêm màng não mủ, viêm xoang, dị dạng mạch máu não, u não…

Khi nào đau đầu khiến bạn đến gặp bác sĩ 

Hầu hết mọi người đều đã bị đau đầu và rất nhiều người không lo lắng gì về điều đó.

Nhưng nếu những cơn đầu đang làm gián đoạn các hoạt động, công việc hoặc cuộc sống cá nhân, thì đã đến lúc cần đến gặp bác sĩ.

Không phải lúc nào chứng đau đầu cũng có thể ngăn ngừa được, nhưng bác sĩ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Gói tầm soát đau đầu
  • Khám và tư vấn với bác sĩ: 02 buổi – Bác sĩ khám và hỏi bệnh sử, đặc biệt nhật ký đau đầu của người bệnh
  • Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân đau đầu nếu có: X-quang sọ, cột sống cổ, xoang, CT scan, MRI não, huyết đồ, ion đồ, điện não ký.
Gói điều trị đau đầu căng thằng
  • Thời gian: 03 tuần.

Khám và tư vấn với bác sĩ: 03 buổi 

Tư vấn tâm lý: 02 buổi

Liệu pháp điều trị: Được đề xuất bởi bác sĩ khám bệnh

  • Điều trị bằng thuốc, yếu tố vi lượng (Mg, Ca)
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: 3 buổi / 3 tuần
  • Phản hồi sinh học: 3 buổi / 3 tuần
  • Âm nhạc trị liệu: 3 buổi / 3 tuần
Gói điều trị đau nửa đầu migraine
  • Thời gian: 02 tuần.

Khám và tư vấn với bác sĩ: 02 buổi 

Liệu pháp điều trị:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: 2 buổi / 2 tuần
  • Phản hồi sinh học: 2 buổi / 2 tuần
  • Âm nhạc trị liệu: 2 buổi / 2 tuần
  • Liệu pháp điều trị bằng thuốc
  • Liệu pháp Botox trong điều trị đau đầu Migraine mạn tính 

    LƯU Ý: Thời gian điều trị và các liệu pháp điều trị sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của mỗi người và theo chỉ định chuyên môn của Bác sĩ. 

    Trung tâm y khoa Vạn Hạnh với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội thần kinh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Trung tâm. Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc như liệu pháp phản hồi sinh học LẦN ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI MIỀN NAM… các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý mất ngủtrầm cảm,  trầm cảm do Covid-19… để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

    ——————–
    Trung tâm cung cấp các phương pháp trị liệu giúp hỗ trợ quá trình điều trị y khoa như châm cứu, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp tâm lý, y học cổ truyền hay dinh dưỡng. Việc bổ sung các liệu pháp này sẽ là mảnh ghép giúp cho sự điều trị của người bệnh hoàn thiện và đạt được hiệu quả tối ưu, tránh lạm dụng thuốc.
    ● Phản hồi sinh học
    ● Liệu pháp nhận thức hành vi
    ● Vật lý trị liệu
    ● Âm nhạc trị liệu
    ● Châm cứu
    ● Thiền trị liệu
    ● Dinh dưỡng trị liệu

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:

    TP.HCM: HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908

    CẦN THƠ: HOTLINE 029 23 65 66 69 hoặc 029 23 777 938 – CSKH: 0909 70 72 34

    HOẶC ĐĂNG KÝ tư vấn  TẠI ĐÂY.

Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close