8 dấu hiệu trầm cảm điển hình

van hanh

trầm cảm

Trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng từng trải qua những giai đoạn vui, buồn khác nhau. Có khi nào trong những giai đoạn đau buồn, bạn tự hỏi “mình có đang bị trầm cảm không?”. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm một số thông tin cần thiết về Trầm cảm.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm hay còn được gọi rối loạn trầm cảm chủ yếu là một rối loạn cảm xúc. Trầm cảm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Một vài người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng, trong khi đó có nhiều người lại ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Do đó, không phải ai bị trầm cảm cũng sẽ gặp các triệu chứng giống nhau. Các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, tần suất cũng như thời gian.

Dấu hiệu trầm cảm 

Nếu bạn mắc một số dấu hiệu hay triệu chứng sau kéo dài gần như mỗi ngày, gần như cả ngày trong ít nhất hai tuần, thì có thể bạn đang có nguy cơ mắc trầm cảm:

  • Cảm thấy buồn, chán nản, mất hi vọng, vô dụng, trống rỗng
  • Mất hứng thú, giảm hứng thú với những chuyện trước đây mình từng yêu thích
  • Di chuyển chậm, vận động chậm, nói chậm, suy nghĩ chậm hay dễ bực bội, cáu gắt, bồn chồn không yên
  • Khó ngủ, hay bị thức giấc giữa đêm, thức dậy sớm hơn bình thường hay ngủ nhiều hơn trước đây ít nhất 2 tiếng hoặc ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
  • Khó tập trung, khó đưa ra quyết định
  • Cảm thấy mình là gánh nặng của mọi người, thường ngồi nghiền ngẫm lại những lỗi lầm trong quá khứ, những chuyện xảy ra cách đây lâu rồi
  • Thường hay nghĩ về cái chết hoặc cảm thấy sợ chết

Trầm cảm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau

Nguyên nhân của trầm cảm là gì?

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra trầm cảm. Các nguyên nhân này có thể bao gồm cả sinh học vẫn bối cảnh môi trường. Một vài nguyên nhân thường gặp như:

  • Các chất dẫn truyền não bộ. Sự thiếu hụt một số chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, dopamine…
  • Sự thay đổi nội tiết tố: sự thay đổi nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone trong một sô giai đoạn như giai đoạn kinh nguyệt, hậu sản, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh đều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của một người
  • Tiền căn gia đình. Nếu như gia đình bạn có người mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn cảm xúc khác thì bạn có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người khác
  • Những sang chấn thời thơ ấu: một số sự kiện có thể ảnh hưởng đến cơ thể khiến bạn luôn sống trong cảm xúc sợ hãi, căng thẳng
  • Bệnh lý y khoa: có nhiều nghiên cứu cho rằng nếu như bạn mắc các bệnh mãn tính như đau mãn tính, bệnh tim mạch, ung thư thì sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người khác

Điều trị trầm cảm có thể bao gồm điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.

Trầm cảm điều trị như thế nào?

Điều trị có thể bao gồm điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Phương pháp điều trị sẽ được dựa trên mức độ trầm cảm bạn đang mắc phải là nhẹ, trung bình hay nặng.

  • Nếu như bạn đang bị trầm cảm nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn điều trị tâm lý hay thay đổi lối sống.
  • Nếu như bạn mắc trầm cảm từ mức độ trung bình đến nặng, bạn cần phải điều trị bằng thuốc có hoặc không có điều trị tâm lý đi kèm.

Trung tâm y khoa Vạn Hạnh với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội thần kinh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Trung tâm. Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc như liệu pháp phản hồi sinh học LẦN ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI MIỀN NAM… các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý stress, trầm cảm,  trầm cảm do Covid-19… để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

——————–
Trung tâm y khoa Vạn Hạnh đem đến các phương pháp trị liệu giúp hỗ trợ quá trình điều trị y khoa như châm cứu, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp tâm lý, y học cổ truyền hay dinh dưỡng. Việc bổ sung các liệu pháp này sẽ là mảnh ghép giúp cho sự điều trị của người bệnh hoàn thiện và đạt được hiệu quả tối ưu, tránh lạm dụng thuốc.
● Liệu pháp phản hồi sinh học
● Liệu pháp nhận thức hành vi
● Vật lý trị liệu
● Âm nhạc trị liệu
● Châm cứu
● Thiền trị liệu
● Dinh dưỡng trị liệu

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 0867010908 hoặc đăng ký tư vấn  TẠI ĐÂY.

——————–

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

XEM THÊM:
Gói điều trị stress, rối loạn lo âu
Gói tầm soát hội chứng hậu COVID-19

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close