Chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson tại Y Khoa Vạn Hạnh

van hanh

Parkinson là bệnh lý đáng quan ngại ở người tuổi trung niên và cao tuổi. Nguyên nhân bệnh hiện chưa được xác định rõ, vì thế, bệnh có thể xảy đến với người thân là người lớn tuổi trong gia đình.

Do đó, các bac sĩ tại TTYK Vạn Hạnh khuyến khích bệnh nhân nên chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh nếu có các nghi ngờ khi thấy tình trạng rung lắc, cứng khớp, mất thăng bằng ở một bên cơ thể. Vì việc này sẽ giúp điều trị tốt các triệu chứng khởi phát ban đầu và làm chậm tiến trình của bệnh Parkinson.

Hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson

Để hiểu rõ hơn, Parkinson là bệnh thần kinh xảy ra khi nhóm tế bào ở hệ thần kinh trung ương bị thoái hóa, ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống vận động: gây ra các cử động không theo ý muốn hoặc không kiểm soát được, chẳng hạn như:

  • Run khi ngồi
  • Cứng khớp
  • Khó giữ thăng bằng và phối hợp động tác

Các triệu chứng vận động này của Parkinson xuất hiện từ từ và tăng dần theo thời gian. Cùng với đó là các triệu chứng ngoài vận động như:

  • Dị cảm/ đau
  • Trầm cảm (40-70%), lo âu, đau, mệt mỏi
  • Sa sút trí tuệ (85% sau 15 năm)
  • Tâm thần/ảo giác (ảo thị)
  • Rối loạn giấc ngủ (1/3): khó ngủ, mất ngủ, buồn ngủ ban ngày (50%), rối loạn hành vi trong giấc ngủ
  • Rối loạn tình dục
  • Nuốt khó (18,5-100%) và/hoặc ứ đọng nước bọt
  • Giọng nói nhỏ, đơn điệu/ nói khó
  • Rối loạn tiêu hóa (70-80%): liệt dạ dày, táo bón
  • Hạ huyết áp tư thế (50%)
  • Rối loạn đi tiểu
Các giai đoạn triệu chứng vận động của bệnh Parkinson
  • Giai đoạn 1: có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt
  • Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở hai bên nhưng không bị mất thăng bằng
  • Giai đoạn 3: có triệu chứng cả 2 bên cơ thể có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế
  • Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần
  • Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được

chẩn đoán và điều trị bệnh parkinson

Chẩn đoán bệnh Parkinson

Chẩn đoán các ca bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Parkinson dựa trên tiền sử bệnh, thăm khám các dấu hiệu và triệu chứng; đồng thời, đánh giá mức độ tiến triển bệnh.

Trong đó, các triệu chứng vận động được xem là các triệu chứng xuất hiện ban đầu nên các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra thể chất và xem xét các dấu hiệu được khai báo bởi người bệnh:

  • Cử động run: run tay hoặc chân xảy ra khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi và thường dừng lại khi hoạt động hoặc di chuyển
  • Chậm vận động: ở tay chân, mặt, đi bộ hoặc toàn bộ cơ thể
  • Cứng cơ: ở tay, chân hoặc thân mình
  • Tư thế không ổn định: khó giữ thăng bằng và thường xuyên té ngã

Đồng thời, việc hỏi về các loại thuốc hiện tại và quá khứ rất quan trọng. Vì một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng mô phỏng bệnh Parkinson.

Có thể chẩn đoán bệnh sớm hơn không?

Theo một số công trình đang được nghiên cứu cho biết:

“Các dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson đôi khi xuất hiện một vài năm trước các triệu chứng vận động – và trước khi có chẩn đoán chính thức – được gọi là các triệu chứng tiềm ẩn hay tiền triệu. Chúng bao gồm mất khứu giác, rối loạn giấc ngủ – rối loạn hành vi, táo bón liên tục nhưng không rõ nguyên nhân, đi kèm với đó là các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm”

Điều trị Parkinson tại TTYK Vạn Hạnh

Hiện nay, Parkinson vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm, nhưng các triệu chứng vẫn có thể được cải thiện hiệu quả và duy trì tính ổn định thông qua các phương pháp dùng thuốc kết hợp không dùng thuốc tại TTYK Vạn Hạnh, bao gồm:

Điều trị các triệu chứng vận động – Kết hợp dùng thuốc với:

  • Vật lý trị liệu – cơ học trị liệu: Massage giúp tăng lưu thông máu và giảm co thắt cơ.
  • Vật lý trị liệu – vận động trị liệu: Tập luyện phục hồi chức năng (có hoặc không có dụng cụ hỗ trợ)
  • Vật lý trị liệu – máy xung điện TENS: sử dụng xung điện có khả năng đi xuyên qua da để kích thích lên các dây thần kinh bên dưới, mục đích làm giảm đau hoặc loại bỏ đau nhức
  • Chăm sóc giảm nhẹ
  • Máy kích thích từ trường TMS hỗ trợ điều trị các triệu chứng vận động như cứng đơ, cứng khớp, kéo dài thời gian “bật” của thuốc… Ngoài ra, một điều thú vị khác là tác dụng của TMS còn có thể kéo dài trong nhiều tháng ngay cả sau khi bệnh nhân hoàn thành 1 liệu trình điều trị. (kết quả ghi nhận từ các phản hồi tích cực của nhiều bệnh nhân Parkinson ứng dụng điều trị TMS tại TTYK Vạn Hạnh)

Điều trị các triệu chứng tâm thần kinh – Kết hợp dùng thuốc với:

Tóm lại, các bác sĩ chuyên khoa đau – thần kinh tại TTYK Vạn Hạnh sẽ thăm khám người bệnh để cho các liệu pháp điều trị thích hợp.

Quan điểm hiện nay là điều trị đa mô thức cho bệnh nhân Parkinson dựa trên tình trạng bệnh, tuổi tác, các bệnh đi kèm và các biểu hiện bệnh lý nổi trội. Theo đó, giải pháp này sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị phối hợp nhiều phương thức khác nhau, bao gồm có dùng thuốc và không dùng thuốc.

  • TS.BS Nguyễn Thi Hùng – người tiên phong ghi dấu ấn lớn trong lịch sử ngành y nước ta trong điều trị bệnh Parkinson và rối loạn vận động từ năm 1998.
  • BS. Nguyễn Anh Diễm Thúy – đã tham gia phẫu thuật kích thích não sâu cho bệnh nhân Parkinson từ năm 2012.
  • BS Nội Trú, CKI Nguyễn Tuấn Anh – đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị các bệnh Thần kinh.

Xem thêm:

Triển vọng của TMS trong điều trị Parkinson và các rối loạn vận động khác


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close