Tăng động giảm chú ý và 6 điều cần biết

van hanh
1.                Tăng động giảm chú ý là gì? 

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh. Các triệu chứng xuất hiện khi còn nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người mắc ADHD thường khó khăn trong tập trung chú ý, điều hòa xung động và kiểm soát những mong muốn hoạt động thể chất và cảm xúc.

ADHD tác động đến 5% trẻ em, trong đó có hơn 50% trẻ vẫn tiếp tục có triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng khi lớn lên. Người lớn có ADHD dễ bị xao nhãng, vô tổ chức và hay trì hoãn. Họ gặp khó khăn trong bắt đầu và kết thúc công việc, quản lý thời gian và kiểm soát hành vi, cảm xúc và thường bị cho là “dễ tự ái”, “tăng nhạy cảm”, “dễ nóng tính”. Một số người tìm đến các chất kích thích như là liều thuốc để tự chữa trị (ví dụ caffeine, nicotine) hoặc thậm chí là chất cấm (cần sa, cocain). Triệu chứng tăng động giảm chú ý tác động đáng kể đến cuộc sống cá nhân, họ ít khi đạt được các thành tựu trong học tập hoặc công việc, từ đó thường chịu đựng cảm giác tự ti.                        

2.                Các dấu hiệu cảnh báo tăng động giảm chú ý ADHD

Có vấn đề trong kĩ năng tổ chức: khó quản lý thời gian, tiền bạc, các cuộc hẹn, hoàn thành

Hiệu suất làm việc/học tập thất thường

Có vấn đề trong kiểm soát những cơn giận dữ                                         tăng động giảm chú ý

Khó khăn duy trì các thói quen trong sinh hoạt (làm việc nhà, giấc ngủ,…)

Có các hành vi nghiện như: sử dụng chất, mua sắm, tình dục, ăn quá nhiều, cưỡng chế tập thể dục, đánh bạc, chơi game

Thường xuyên mắc lỗi do bất cẩn hoặc không chú ý

Có vấn đề trong hôn nhân/gia đình

Có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) bị ADHD

Phải giảm khối lượng học tập/làm việc, khó khăn khi hoàn thành các bài tập trên trường

Tự ti, không thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra kéo dài

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý ADHD

3.                Một số thông tin sai lệch về ADHD        tăng động giảm chú ý

Nhiều người trong chúng ta vấn có những hiểu biết sai lệch về Tăng động giảm chú ý, họ cho rằng:

ADHD không phải là một rối loạn thực sự: Thực tế đã có nhiều nghiên cứu khoa học xác định rằng ADHD là một rối loạn về sự phát triển của hệ thần kinh liên quan đến sự mất chú ý và kiểm soát hành vi.

Tất cả trẻ có ADHD phải có tăng hoạt động: ADHD được chia làm 3 thể: giảm chú ý, tăng hoạt động và hỗn hợp. Như vậy, sẽ có một nhóm người có ADHD nhưng không có tăng động, ngược lại, họ có vẻ trầm tính, im lặng thậm chí nhìn như không có năng lượng.                                         tăng động giảm chú ý

ADHD là do kĩ năng dạy dỗ của bố mẹ kém: ADHD là một rối loạn bắt nguồn từ các vấn đề sinh học và di truyền. Dù vậy, cách dạy dỗ, chăm sóc của bố mẹ có thể làm tăng hoặc giảm những khó khăn mà trẻ phải chịu đựng do bệnh.

Trẻ có ADHD thường lười biếng và thiếu ý chí: Mỗi chúng ta sẽ có một hoặc nhiều chủ đề, hoạt động dễ tập trung, theo đuổi hơn cái khác. Trẻ ADHD cũng vậy, một vài lĩnh vực như thể thao, âm nhạc, game, các hoạt động máy móc, trẻ tập trung rất tốt, nhưng ở các lĩnh vực khác thì không, do vậy dễ bị hiểu sai.

4.                Nguyên nhân của ADHD            tăng động giảm chú ý

ADHD là một tình trạng bất thường trong sự phát triển của não bộ, nó không phải do sự giáo dục yếu kém của bố mẹ hay sự chịu đựng căng thẳng quá mức của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường có thể tác động lên sự biểu hiện và diễn tiến của ADHD.

ADHD được đặc trưng bởi sự rối loạn chức năng của hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine và noradrenaline. Đây đều là những chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của não bộ. Sự dẫn truyền các thông tin trong hệ thống thần kinh bị sai sót – các tín hiệu “đi” và “dừng lại” bị trì hoãn. Các nghiên cứu về chức năng não bộ ở người mắc ADHD cho thấy sự giảm hoạt động ở các vùng điều hòa hành vi, bao gồm bắt đầu hành động, ức chế những hành vi không mong muốn, dự đoán các hậu quả, giữ lại các thông tin, lên kế hoạch cho tương lai. Việc điều trị thích hợp có thể làm giảm những triệu chứng này và cải thiện chức năng cho người bệnh.

5.                Chẩn đoán ADHD như thếnào?          tăng động giảm chú ý

Không phải ai khó tập trung hoặc không thể ngồi yên một chỗ cũng mắc ADHD. ADHD là một chẩn đoán y khoa, vì thế cần được đánh giá một cách đầy đủ toàn diện. Dù vậy, không có một xét nghiệm nào có thể chẩn đoán xác định mắc ADHD.                       tăng động giảm chú ý

Thông thường khi đánh giá trẻ có ADHD hay không, bé hoặc người thân biết rõ về bé (bố mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ) thường được hỏi để đánh giá về các triệu chứng và sự suy giảm của bé. Các đánh giá về tâm lý có thể giúp phát hiện thêm các vấn đề về học tập và/hoặc xã hội. Các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng (bệnh nội khoa, các rối loạn tâm thần) cũng được điều tra kĩ lưỡng. ADHD chỉ được chẩn đoán nếu các triệu chứng không phải do bệnh lý khác gây ra hoặc không làm giảm chức năng. Nhận biết được các vấn đề và bệnh lý liên quan giúp thiết lập một kế hoạch điều trị chuyên biệt hóa để đạt hiệu quả tối ưu cho từng cá nhân. Cá nhân được đánh giá, bác sĩ, và/hoặc gia đình sẽ cùng nhau thảo luận và đi đến quyết định những điều trị nào là phù hợp, cần thiết.

Bất kì một cá nhân và gia đình có trẻ mắc ADHD nào cũng có các trải nghiệm buồn vui lẫn lộn, và sự chấp nhận có thể cần thời gian, nhưng thật sự bố mẹ cảm thấy tốt hơn khi biết nguyên nhân của vấn đề. Nuôi dưỡng một đứa trẻ ADHD có thể là một thách thức khó khăn, nhưng sự dạy dỗ yếu kém không phải là nguyên nhân.

Một chẩn đoán của một rối loạn mạn tính hiếm khi được chào đón, nhưng nó mở ra một cánh cửa để điều trị.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh

6.                Điều trị ADHD như thếnào?       tăng động giảm chú ý

Một trong những may mắn với trẻ có ADHD là rối loạn này có thể điều trị được. Khả năng đáp ứng với các thuốc điều trị ADHD ở trẻ, có thể lên tới 70%, bất kể là triệu chứng giảm chú ý hay tăng động/xung động. Nhờ dùng thuốc, các tín hiệu thần kinh được dẫn truyền một cách thuận lợi, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh.

Mặc dù nhìn chung là dung nạp tốt, nhưng giống như các loại thuốc khác, nó cũng có các tác dụng phụ, đây cũng chính vấn đề khiến nhiều phụ huynh ngần ngại sử dụng thuốc cho bé. Giảm ăn và khó ngủ là hai tác dụng phụ thường gặp, tuy nhiên nó có thể tự thuyên giảm sau một thời gian uống thuốc. Nếu quá nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc một số biện pháp để kiểm soát triệu chứng. Một khi thuốc và liều thuốc được xác định là phù hợp với mỗi cá nhân, các đánh giá sau đó có thể nhận ra cần thêm sự can thiệp nào hay không.               tăng động giảm chú ý

Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để bổ sung các chiến lược học tập và điều chỉnh các phương pháp dạy dỗ. Sự huấn luyện can thiệp hành vi cho ba mẹ và liệu pháp nhận thức hành vi ở người lớn cũng cần thiết.

Bất kì một rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm hoặc lưỡng cực nào đồng mắc với ADHD, cũng cần được đánh giá cẩn thận. Rối loạn nào nặng nề nhất sẽ được ưu tiên điều trị. Sự thảo luận của trẻ, gia đình và bác sĩ sẽ giúp đưa ra một kế hoạch phù hợp cho từng cá nhân.

  1. Wilens T. E., Morrison N. R., Prince J. (2011) “An update on the pharmacotherapy of attention-deficit/hyperactivity disorder in adults”. Expert Rev Neurother, 11 (10), 1443-65.
XEM THÊM:
MỚI: Kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ
GÓI ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ 
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

——————–

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close