Tầm soát và điều trị stress, rối loạn lo âu
- Các triệu chứng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, mặc dù họ có thể không nhận ra.
- Người bệnh thường nghĩ là mình có một bệnh thực thể đã gây ra các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, đầy bụng…thường xuyên và làm giảm năng suất làm việc.
- Nhân viên văn phòng và nhân viên kinh doanh là đối tượng hay gặp tình trạng này.
Những ảnh hưởng phổ biến của stress
Các triệu chứng stress có thể ảnh hưởng đến cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc cũng như hành vi. Nếu nhận ra các triệu chứng stress phổ biến có thể giúp người bệnh kiểm soát chúng.
Stress không được kiểm soát có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, bệnh tim, béo phì và đái tháo đường.
Cơ thể | Tâm trạng | Hành vi |
Đau đầu | Lo âu | Ăn quá nhiều hoặc quá ít |
Căng hoặc đau cơ | Bồn chồn | Giận dữ |
Đau ngực | Thiếu động lực
hoặc thiếu tập trung |
Lạm dụng ma túy hoặc rượu |
Mệt mỏi | Cảm thấy choáng ngợp | Sử dụng thuốc lá |
Đau dạ dày | Khó chịu hoặc tức giận | Hội chứng cô lập xã hội |
Các vấn đề về giấc ngủ | Buồn bã hoặc trầm cảm | Tập thể dục ít hơn thường lệ |
Kiểm soát stress: có thể làm được hay không?
Nếu người bệnh có các triệu chứng căng thẳng, thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng chủ động có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền, yoga, thái cực quyền hoặc massage.
- Giữ óc hài hước.
- Dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
- Dành thời gian cho những sở thích, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, đánh cờ, học ngoại ngữ, chơi thể thao.
Những cách bị động để kiểm soát căng thẳng – như xem truyền hình, lướt internet hoặc chơi trò chơi điện tử – có vẻ thư giãn, nhưng các cách này có thể gia tăng căng thẳng của người bệnh về lâu dài.
Người bệnh cần đảm bảo ngủ nhiều và ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh sử dụng thuốc lá, caffeine và rượu quá mức, và sử dụng các chất bất hợp pháp.
Khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu người bệnh không chắc liệu căng thẳng có phải là nguyên nhân hay không hoặc nếu người bệnh đã thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng nhưng các triệu chứng vẫn tiếp diễn, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Hoặc xem xét việc gặp một cố vấn hoặc nhà trị liệu chuyên nghiệp, họ có thể giúp người bệnh xác định nguồn gốc gây ra căng thẳng và tìm hiểu các phương pháp đối phó mới.
Ngoài ra, hãy yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có các triệu chứng như: đau ngực, khó thở, đau hàm hoặc đau lưng, đau lan ra vai và cánh tay, đổ mồ hôi, chóng mặt hoặc buồn nôn. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim hay một tình trạng y khoa nặng chứ không chỉ đơn giản là triệu chứng căng thẳng.
Gói điều trị stress và rối loạn lo âu
- Thời gian điều trị: 02 tuần
- Khám BS thần kinh: 01 buổi
- Khám BS tâm thần: 03 buổi
- Tư vấn tâm lý: 02 buổi
- Liệu pháp điều trị:
- Âm nhạc trị liệu: 04 buổi / 2 tuần
- Liệu pháp nhận thức hành vi: 04 buổi / 2 tuần
- Phản hồi sinh học: 04 buổi / 2 tuần
- Điều trị bằng thuốc cho những than phiền về thể tạng (Somatoformed complaint) như đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp…
- Gói điều trị được điều chỉnh để phù hợp với từng cá thể