MỚI: Kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ
Hiện nay chứng mất ngủ đang ám ảnh rất nhiều người, không những xảy ra ở những người có độ tuổi trung niên trở lên mà còn là mối lo ngại ở rất nhiều người trẻ hiện đại. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu hơn về các liệu pháp mới Kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ
1. Mất ngủ là gì?
Bệnh nhân khó đi ngủ kéo dài ít nhất 3 ngày/tuần trong ít nhất một tháng với các dạng mất ngủ đầu hôm, giữa hôm và cuối hôm.
- Mất ngủ đầu hôm: thường khó đi vào giấc ngủ và thường kéo dài hơn 30ph
- Mất ngủ giữa đêm: không duy trì được giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm
- Mất ngủ cuối hôm: thức dậy sớm hơn so với bình thường trước đây ít nhất 30 phút và tổng thời gian ngủ nhỏ hơn 6,5 tiếng
Người bệnh cảm thấy khó chịu, bận tâm quá mức về giấc ngủ và mất ngủ gây ảnh hưởng đến các chức năng nghề nghiệp, xã hội và các mối quan hệ.
2. Nguyên nhân, triệu chứng mất ngủ
Mất ngủ có thể là một triệu chứng của bệnh khác (mất ngủ thứ phát) hoặc là một rối loạn riêng biệt (mất ngủ nguyên phát). Khoảng 40-50% bệnh nhân mất ngủ đi kèm với rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu.
Nguyên nhân:
Những rắc rối về giấc ngủ bạn phải để ý:
- Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ
- Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm
- Không thể ngủ sâu, giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh giấc vào ban đêm
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu sau khi thức dậy
- Nếu gặp chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên, người bệnh có thể phải ngủ lại một đêm tại Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ để theo dõi bằng video điện não và ghi lại các chuyển động cơ thể, sóng não, nhịp thở, nhịp tim, chuyển động mắt…
3. Hậu quả khi bị mất ngủ
Mất ngủ kéo dài không những khiến chúng ta nhanh lão hóa mà còn có thể gây tâm lý căng thẳng, dễ rơi vào trầm cảm, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời, mất ngủ có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư…
Dưới đây là bảng các câu hỏi đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ mà bạn có thể tự kiểm tra và đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình, từ đó, có thể tùy chọn phương pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt hoặc tìm đến bác sĩ để được trị liệu phù hợp.
BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
4. Làm sao để ngủ ngon hơn khi bị rối loạn giấc ngủ
Tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ đầu ngành trong điều trị các bệnh lý nội thần kinh, chúng tôi phối hợp nhiều phương pháp trong GÓI ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ*, kết hợp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc, bao gồm:
- Khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để nắm rõ tình hình
- Khám và tư vấn với chuyên viên tâm lý giải quyết các khúc mắc về tâm lý
MỚI: Kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ
Đây là những cách kết hợp tổng hợp để nhằm cho bệnh nhân nhanh chóng đạt được giấc ngủ ngon, cân bằng trong cuộc sống. Khi kết quả ban đầu khả quan, bệnh nhân vững niềm tin thì kết quả và quy trình điều trị về sau giảm thiệu sự khó khăn.
- Liệu pháp nhận thức hành vi
- Liệu pháp kiểm soát sự kích thích;
- Kỹ thuật thư giãn;
- Liệu pháp hạn chế ngủ;
- Duy trì nhận thức thụ động
- Liệu pháp thiền trị liệu
- Liệu pháp phản hồi sinh học
- Có thể kết hợp dùng thuốc: tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ
Đừng chủ quan nếu bạn có các triệu chứng trên mà hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt và tìm đến bác sĩ điều trị để được hỗ trợ sớm nhất.
*Thời gian và phương thức điều trị sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng cá thể
Tham vấn các cách kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ cùng các bác sĩ y khoa Vạn Hạnh qua các bài viết sau:
GÓI ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH
——————–
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh