Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Hiểu và yêu thương con

van hanh

Một số quan điểm cho rằng chỉ có người lớn mới trầm cảm nhưng trên thực tế trầm cảm xuất hiện ở cả trẻ em và thanh thiếu niên. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2021 ước tính có 1,1% thanh thiếu niên từ 10–14 tuổi2,8%độ tuổi 15–19 mắc trầm cảm (1), con số này được dự đoán sẽ gia tăng trong các năm tiếp theo. 

Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên đều từng trải qua cảm giác buồn bã, chán nản hoặc cáu kỉnh, chẳng hạn như khi bị điểm kém hoặc cãi nhau với bạn bè, đây là những phản ứng cảm xúc tự nhiên và có thể trôi qua nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu những dấu hiệu buồn bã, cáu kỉnh này kéo dài và gây ảnh hưởng đến hoạt động hoặc các mối quan hệ xã hội của trẻ thì đây là những dấu hiệu đáng lo ngại cần được xem xét kỹ lưỡng.

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên có thể đang mắc trầm cảm (2)?

Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Hiểu và yêu thương con

  • Thường cảm thấy chán nản, buồn bã hoặc cáu kỉnh
  • Giảm hứng thú hoặc ít quan tâm đến các hoạt động, sở thích. Có thể đối với cả những hoạt động trẻ từng yêu thích
  • Tăng cân hoặc sút cân rõ rệt, tăng cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều 
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ít năng lượng
  • Suy nghĩ tiêu cực và thường tự trách bản thân, thấy mình vô dụng không giỏi việc gì cả
  • Khó tập trung trong học tập hoặc tham gia các hoạt động
  • Có suy nghĩ, kế hoạch hoặc hành động tự sát 

Nhiều trẻ em không thể hiện triệu chứng trầm cảm như các yếu tố được liệt kê ở trên có thể phàn nàn về những cơn đau trên cơ thể như thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng, mà khi khám y khoa không nhận thấy dấu hiệu bất thường nào.

Ngoài ra, một số trẻ có thể bộc lộ các cơn giận dữ, cáu kỉnh hoặc các vấn đề hành vi nghiêm trọng nhiều hơn là cảm giác buồn bã, chán nản. Một số trẻ khác luôn muốn làm hài lòng người khác và cố gắng để được ghi nhận, trẻ có thể nỗ lực trong học tập và cư xử tốt để củng cố và bù đắp niềm tin vào bản thân, trầm cảm trong trường hợp này thường khó phát hiện và không được chú ý đến.

Đặc biệt, sự xuất hiện của trầm cảm ở trẻ vị thành niên là một thử thách lớn. Trong giai đoạn này, trẻ dần tách khỏi ba mẹ và trở nên tự chủ hơn, trẻ bắt đầu xây dựng bản sắc cá nhân, phát triển các mối quan hệ bạn bè. Những khó khăn không chỉ xuất hiện từ những sự thay đổi bên trong mà còn là những yếu tố tác động từ bên ngoài, trẻ có thể trải qua cảm giác tuyệt vọng, hành động một cách bốc đồng và mạo hiểm, sử dụng chất gây nghiện, có ý nghĩ, kế hoạch hoặc hành vi tự sát.

Đọc thêm: Lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên: Nhận biết và điều trị

Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng “trầm cảm là do bản thân chưa đủ cố gắng sống tích cực” hay “trẻ yếu đuối nên dễ trầm cảm”. Trên thực tế và các nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm bao gồm các yếu tố như:

  • Gen di truyền: sự kết hợp gen di truyền gây nguy cơ trầm cảm cao hơn ở trẻ nếu có ba, mẹ hoặc anh chị em ruột cũng mắc trầm cảm
  • Yếu tố sinh học: sự thay đổi chất dẫn truyền thần kinh serotonin, noradrenaline và dopamine trong não bộ 
  • Bệnh tật kéo dài hoặc chấn thương thể chất
  • Những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống: ba mẹ ly hôn, bị bắt nạt, bạo hành, áp lực học tập…

Khi xem xét căn nguyên của trầm cảm, không chỉ có một yếu tố duy nhất có khả năng dẫn đến rối loạn. Trầm cảm là sự kết hợp giữa các yếu tố gây căng thẳng khả năng ứng phó của trẻ (điều này được hình thành từ những trải nghiệm cá nhân, đặc điểm tính cách và các nguồn lực hỗ trợ của trẻ).

Vì mỗi đứa trẻ đều có những thế mạnh và khó khăn riêng. Và sức khỏe tinh thần của mỗi người cũng giống như sức khỏe thể chất, nếu như cơ thể chúng ta có lúc mệt mỏi, ốm đau thì tinh thần cũng vậy.

Khi mà những cách chúng ta cố gắng làm để giữ mình “ổn” trở nên không hiệu quả, chúng ta có thể kêu gọi những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, sử dụng thuốc hoặc kết hợp điều trị tâm lý là điều cần thiết. 

Bên cạnh đó, hiểu đúng về trầm cảm là bước đầu tiên quan trọng để giúp trẻ có cơ hội nhận được nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, xây dựng kết nối xã hội và giảm sự kỳ thị về trầm cảm cũng như các vấn đề sức khỏe tinh thần khác.

Nên làm gì khi con có dấu hiệu trầm cảm?

Khi cảm thấy lo lắng không biết con có trầm cảm hay không, ba mẹ có thể dành thời gian để quan sát phản ứng và cảm xúc của con, ba mẹ cũng có thể nói chuyện với những người thường tiếp xúc với con để hiểu những khó khăn của con biểu hiện trong các môi trường/ tương tác khác nhau như thế nào. Ba mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh con và trò chuyện về những điều mà con cảm thấy khó khăn.

Đối với một số trẻ, việc chia sẻ với ba mẹ hay những người xung quanh là điều không hề dễ dàng đặc biệt khi trẻ không có thói quen làm như vậy. Trong những tình huống này, ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc hỏi về những hoạt động thường ngày của con mà không cần tập trung ngay vào điều con khó để nói. Khi con bắt đầu chia sẻ nhiều hơn, hãy cùng con thảo luận những cách mà con có thể làm để giúp mình và những cách mà ba mẹ có thể hỗ trợ con. 

Nếu những khó khăn của con kéo dài, gây ảnh hưởng đến các hoạt động và tương tác của con với những người xung quanh, ba mẹ có thể đưa con đến thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ tâm thần nhi hoặc chuyên viên tâm lý trẻ em. Tùy theo tình trạng của rối loạn, trẻ có thể cần được sử dụng thuốc, can thiệp tâm lý hoặc kết hợp cả hai để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho trẻ.

Thạc sĩ tâm lý Đặng Thị Hữu Duyên

Thạc sĩ tâm lý Đặng Thị Hữu Duyên
Thạc sĩ tâm lý Đặng Thị Hữu Duyên
(2) American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (DSM-5®). American Psychiatric Pub.
———————
TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH
Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close