Triệu chứng thoái hóa khớp gối cần biết

van hanh

Thoái hóa khớp gối có các triệu chứng bệnh không rõ rệt ở các giai đoạn đầu. Mặt khác, các biểu hiện đau ở khớp thường được xem là dấu hiệu nhận biết bệnh sớm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối vẫn khai báo bản thân không có các triệu chứng đau/ nhức khi được thăm khám.

Song, dù không có cảm giác đau nhưng nếu bản thân người bệnh vẫn cảm thấy có sự bất thường ở khớp gối như khó khăn trong đi lại hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng cứng khớp thì hãy đến gặp ngay với bác sĩ và làm xét nghiệm hình ảnh để được chẩn đoán chính xác hơn.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối qua các giai đoạn

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối sẽ có sự khác nhau ở các giai đoạn từ nhẹ đến nặng:

→ Giai đoạn 1 – Khe khớp bình thường, có gai xương nhỏ, có thể có cảm giác đau / nhức nhẹ khi hoạt động ở khớp.

→ Giai đoạn 2 – Khe khớp vẫn bình thường nhưng nhiều gai xương hơn, các triệu chứng đau khớp (nếu có) sẽ đau hơn khi quỳ/ cúi hoặc đi bộ dài ngày, xuất hiện dấu hiệu cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ.

→ Giai đoạn 3 – Hẹp khe khớp bắt đầu rõ hơn, đặc xương ở sụn, đau khớp xảy ra thường xuyên khi quỳ/ cúi hoặc đi bộ dài ngày, xảy ra tình trạng cứng khớp mỗi buổi sáng thức dậy hoặc ngồi yên trong nhiều giờ, trong khi đó, hiện tượng sưng khớp có thể sẽ xuất hiện nếu các hoặc động khớp gối cử động liên tục trong thời gian dài.

→ Giai đoạn 4 – Hẹp khe khớp nặng, sụn khớp bị phá hủy nghiêm trọng khiến bệnh nhân đau nhức khớp gối dữ dội và có cảm giác khó chịu khi cử động, việc đi lại trở nên khó khăn hơn, hiện tượng cứng khớp kéo dài hơn, sưng khớp nhiều hơn, luôn rơi vào tình trạng bất động và thậm chí có thể không hoạt động ở khớp được nữa.

Biến chứng của thoái hóa khớp gối

Tình trạng khớp gối bị thoái hóa sẽ nặng dần theo thời gian, dẫn đến đau khớp mạn tính cùng một loạt biến chứng như:

  • Mất ổn định khớp, dễ bị chấn thương đầu gối
  • Tăng nguy cơ mắc một hoặc nhiều bệnh lý như gout, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, ung thư…
  • Mật độ xương giảm, mất xương, xương dễ gãy hơn. Đo mật độ loãng xương là gì?

triệu chứng thoái hóa khớp gối cần biết

Phương pháp chẩn đoán bệnh

♦ Chụp X-quang: đánh giá cấu trúc xương.

♦ Chụp cộng hưởng từ (MRI): là 1 kỹ thuật cao nhằm đánh giá các tổn thương tương đối chính xác, đặc biệt là mô mềm và sụn

♦ Siêu âm: đánh giá viêm mô mềm (bao hoạt dịch, tràn dịch khớp gối…)

Điều trị các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Điều trị ở giai đoạn 1:

Tư vấn và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa:

  • Giảm trọng lượng (nếu có)
  • Sử dụng các chất bổ sung thực phẩm như glucosamine và chondroitin
  • Tập thể dục giảm chịu lực khớp gối như bơi lội, đạp xe đạp…

Điều trị ở giai đoạn 2:

  • Tư vấn và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa: giảm trọng lượng (nếu có), sử dụng glucosamine và chondroitin, tập thể dục…
  • Băng gối khi đi lại
  • Tiêm chất nhờn HA
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): kháng viêm, giảm đau, chống thoái hóa
  • Tế bào gốc: điều trị tổn thương sụn (sụn bị xé), dây chằng, sụn chêm

Điều trị ở giai đoạn 3: Dùng thuốc phối hợp tiêm PRP/ Tế bào gốc hoặc tiêm chất nhờn HA 

Điều trị ở giai đoạn 4: phẫu thuật thay khớp gối

⇒ Nếu điều trị bảo tồn thoái hóa khớp gối: phối hợp tiêm chất nhờn HA, PRP, Tế bào gốc…


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close