Mất ngủ thứ phát là gì: Triệu chứng và cách phòng chống

van hanh

Mất ngủ thứ phát là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ do tình trạng sức khoẻ hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.

Khi bạn được chẩn đoán mình đang mắc chứng mất ngủ thứ phát có nghĩa là bạn đang bị tình trạng rối loạn giấc ngủ, trong đó có thể bạn khó đi vào giấc ngủ và/ hoặc khó ngủ.

Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc có thể kéo dài (mãn tính). Mất ngủ cấp tính kéo dài từ một đêm đến vài tuần. Mất ngủ mãn tính xảy ra ít nhất ba đêm một tuần liên tục từ 3 tháng trở lên.

Có hai loại mất ngủ: mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.

Mất ngủ nguyên phát: là các vấn đề mất ngủ của bạn không liên quan đến bất kỳ tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe nào khác. 

mat ngu thu phat 1Mất ngủ thứ phát: bạn khó ngủ/ mất ngủ do tình trạng sức khỏe (như hen suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư hoặc ợ chua); mất ngủ vì vừa trải qua những cú sốc tinh thần, mất ngủ vì bạn dùng thuốc hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, các thức uống có caffein.

Còn có những loại rối loạn giấc ngủ sau:

Mất ngủ khởi phát: nghĩa là bạn khó đi vào giấc ngủ.

Khó duy trì giấc ngủ: điều này xảy ra khi bạn khó ngủ suốt đêm hoặc thức dậy quá sớm.

Mất ngủ hỗn hợp: bạn vừa khó đi vào giấc ngủ vừa khó duy trì được giấc ngủ lâu.

Ám ảnh mất ngủ: Khi bạn mắc chứng ám ảnh mất ngủ, bạn luôn cảm thấy mình ngủ ít hơn thực tế rất nhiều. Bạn luôn cảm thấy không ngủ đủ.

Nguyên nhân chính của chứng mất ngủ bao gồm:

Những thay đổi lớn hoặc các cú sốc trong cuộc sống chẳng hạn như mất việc, cái chết của một người thân yêu, ly hôn hoặc chuyển nhà…

Những yếu tố ngoại cảnh xung quanh bạn như tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ.

Những thay đổi trong lịch trình giấc ngủ của bạn như trễ máy bay, thay đổi công việc mới hoặc những thói quen xấu bạn mắc phải ảnh hưởng đến các vấn đề về giấc ngủ.

Chứng mất ngủ có sẵn trong gen của bạn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xu hướng mất ngủ có thể do di truyền từ khác thành viên trong gia đình.

Nguyên nhân chứng mất ngủ thứ phát bao gồm:

Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng.

Thuốc trị cảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, cao huyết áp và hen suyễn.

Các cơn đau và sự khó chịu do bệnh vào ban đêm.

Sử dụng cà phê, thuốc lá hoặc rượu, các chất kích thích khác.

Cường giáp và các vấn đề nội tiết khác.

Các rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên.

Phụ nữ đang trong giai đoạn thai nghén.

Bệnh Alzheimer và các bệnh về thần kinh khác.

ADHD

PMS và mãn kinh

mat ngu thu phat 2Các yếu tố nguy cơ mất ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và người lớn tuổi nhiều hơn những người trẻ tuổi. 

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

Bệnh lâu ngày.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Làm việc theo ca đêm hoặc ca luân phiên.

Các triệu chứng của chứng mất ngủ thứ phát:

Buồn ngủ vào ban ngày.

Mệt mỏi.

Dễ bực bội, gắt gỏng.

Gặp các vấn đề về sự tập trung hoặc trí nhớ.

Được chẩn đoán đang trong tình trạng mất ngủ.

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi về bệnh sử cũng như tiền sử giấc ngủ của bạn. Họ có thể yêu cầu bạn ghi nhật ký giấc ngủ trong một hoặc hai tuần, theo dõi các kiểu ngủ và cảm giác của bạn trong ngày. Họ có thể nói chuyện với người thân của bạn về mức độ bạn ngủ. Bạn cũng có thể sẽ thực hiện một bài kiểm tra giấc ngủ.

Xem thêm: Giải pháp nào cho chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi 30

Phòng chống chứng mất ngủ thứ phát

Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng. Cố gắng không ngủ trưa vào ban ngày, vì chúng có thể khiến bạn ít buồn ngủ hơn vào ban đêm.

mat ngu thu phat 3Không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Ánh sáng phát ra từ thiết bị có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày. Caffeine và nicotine là những chất kích thích và có thể khiến bạn không ngủ được. Rượu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

Tập thể dục thường xuyên. Cố gắng không tập thể dục sát giờ đi ngủ, vì nó có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Các chuyên gia khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất 3 đến 4 giờ trước khi ngủ.

Đừng ăn nhiều bữa vào cuối ngày. Nhưng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ.

Chuẩn bị một phòng ngủ thoải mái: tối, yên tĩnh, không quá ấm hoặc quá lạnh. Nếu ánh sáng là vấn đề, hãy sử dụng mặt nạ ngủ. Để che bớt âm thanh, hãy thử dùng nút tai, quạt hoặc máy tạo tiếng ồn trắng.

Thực hiện một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc hoặc đi tắm, ngâm chân nước ấm.

Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ và không buồn ngủ, hãy thức dậy và làm điều gì đó giúp tĩnh tâm, chẳng hạn như đọc sách, thiền cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.

Nếu bạn có xu hướng nằm thao thức và lo lắng về mọi thứ, hãy lập danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp bạn tạm gác lại những lo lắng của mình sang một bên cho đêm nay.

Nếu bạn đã thử hết các phương pháp để phòng ngừa và tự xử lý cho chứng mất ngủ thứ phát mà vẫn không có kết quả khả quan thì hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.

Tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ đầu ngành trong điều trị các bệnh lý nội thần kinh như

  • Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Bs.CKI Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần

Chúng tôi phối hợp nhiều phương pháp trong GÓI ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ*, kết hợp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc, bao gồm:

  • Khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh 
  • Khám và tư vấn với chuyên viên tâm lý
  • Liệu pháp điều trị: 
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp kiểm soát sự kích thích; Kỹ thuật thư giãn; Liệu pháp hạn chế ngủ; Duy trì nhận thức thụ động
  • Liệu pháp thiền trị liệu
  • Liệu pháp phản hồi sinh học
  • Có thể kết hợp dùng thuốc: tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ

Đừng chủ quan nếu bạn có các triệu chứng của mất ngủ nói chung mà mất ngủ thứ phát nói riêng, hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt và tìm đến bác sĩ điều trị để được hỗ trợ sớm nhất.  

*Thời gian và phương thức điều trị sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng cá thể.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close