Trầm cảm ở người cao tuổi – Triệu chứng và Điều trị

van hanh

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi phổ biến hơn nhiều so với bệnh trầm cảm ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi lại thường dễ bị chẩn đoán sai và không được điều trị, vì một số triệu chứng của họ có thể bắt chước các vấn đề thường gặp liên quan đến tuổi tác.

Do đó, nếu người cao tuổi trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cần được quan tâm, chăm sóc và nhận biết các dấu hiệu bệnh sớm và chính xác hơn.

Tại TTYK Vạn Hạnh, các bác sĩ khoa tâm thần và tâm lý gia hàng đầu sẽ đưa ra các phương pháp chẩn đoán chuẩn xác và từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.

Mặt khác, TTYK Vạn Hạnh hiện đang triển khai kỹ thuật mới – kích thích từ trường (TMS) không chỉ giúp ích rất nhiều trong điều trị các triệu chứng bệnh trầm cảm mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng khi được kết hợp với các phương pháp dùng thuốc hoặc tâm lý trị liệu khác.

Triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi

Theo Hiệp hội Tâm thần lão khoa Hoa Kỳ (AAGP), các triệu chứng trầm cảm phổ biến nhất ở người cao tuổi bao gồm:

  • Nỗi buồn dai dẳng, luôn có biểu hiện trầm tư
  • Phản ứng chậm với các sự việc, hiện tượng xung quanh
  • Cảm giác bồn chồn, thường xuyên lo lắng quá mức về tài chính và các vấn đề sức khỏe
  • Dễ khóc
  • Cảm thấy không có giá trị hoặc vô dụng, không có ích
  • Suy nghĩ bị xa lánh dẫn đến cảm giác đau khổ, dễ bị tổn thương
  • Thay đổi cảm giác ngon miệng, cân nặng, trọng lượng
  • Khó ngủ, mất ngủ – triệu chứng phổ biến nhất
  • Khó tập trung,, suy giảm về trí nhớ
  • Than phiền (đau thể chất không giải thích được hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa)
  • Rút lui khỏi các hoạt động xã hội

Như đã nói, các triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi rất dễ bị lầm tưởng với các vấn đề tuổi tác. Tuy nhiên, nếu người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình nhận thấy sự xuất hiện cùng lúc của các biểu hiện kể trên, khoảng 4 trong số đó (bao gồm mất ngủ), thì hãy nên đến thăm khám với bác sĩ sớm nhất có thể, vì sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh sớm và hiệu quả hơn.

trầm cảm ở người cao tuổi - triệu chứng và điều trị

Tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi hiện nay? & Vì sao ngày càng nhiều người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 1% -5% dân số cao tuổi nói chung, 13,5% ở người cao tuổi cần chăm sóc sức khỏe tại nhà và 11,5% ở bệnh nhân lớn tuổi tại bệnh viện.

Trong đó, các vấn đề y tế, bao gồm các tình trạng bệnh mãn tính, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi. Các chuyên gia ước tính ở những người cao tuổi có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể chiếm đến 20 – 35%. Bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, đặc biệt là những tình trạng đau đớn, suy nhược hoặc đe dọa tính mạng đều có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm, bao gồm:

  • Ung thư
  • Bệnh Parkinson
  • Đột quỵ
  • Bệnh lý tim mạch
  • Lupus
  • Đái tháo đường
  • Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
  • Đa xơ cứng
  • Các bệnh cơ xương khớp, đau mạn tính: thoái hóa khớp, viêm xương khớp…

Bệnh nhân cao tuổi cũng có thể miễn cưỡng nói về cảm xúc của họ hoặc không hiểu rằng các triệu chứng thể chất có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Đối với những người cao tuổi sống 1 mình, sự cô lập có thể gây khó khăn cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ.

Hướng điều trị trầm cảm ở người cao tuổi tại TTYK Vạn Hạnh

Trước khi hướng đến các phương pháp điều trị phù hợp, người cao tuổi mắc bệnh hoặc có ngu y cơ mắc bệnh trầm cảm cần được khám tâm thần với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Sau khi thăm khám, bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ tùy vào đặc điểm và nhu cầu điều trị bệnh của bệnh nhân, sẽ tiến hành đưa ra các phác đồ điều trị kết hợp nhiều phương pháp với nhau, nhằm chữa trị bệnh mang lại kết quả tối ưu và nhanh chóng nhất, bao gồm:

  • Dùng thuốc kết hợp Tâm lý trị liệu
  • Dùng thuốc kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
  • Tâm lý trị liệu kết hợp Kích thích từ trường (TMS)

Riêng liệu pháp kích thích từ trường (TMS) có thể được áp dụng điều trị riêng lẻ, không phụ thuộc vào thuốc hoặc điều trị phối hợp với các phương pháp khác.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tiến triển của bệnh trầm cảm đến từ nguyên nhân mắc bệnh lý về đau thần kinh hoặc cơ xương khớp mạn tính, nhưng chưa từng được thăm khám và điều trị trước đó, có thể điều trị kết hợp với các phương pháp sau:

> Vật lý trị liệu dùng thuốc hoặc không dùng thuốc

> Tiêm Botox Botulinum trong đau mạn tính, đặc biệt là đau cơ sợi, hội chứng đau màng cân cơ…

> Tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP) hoặc Tiêm Tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close