Đau nửa đầu phía trước là bệnh gì và cách khắc phục
Đau đầu vùng trán thường được mô tả là cơn đau nửa đầu phía trước. Tình trạng này có thể là do ảnh hưởng của căng thẳng, tiêu hóa, mất ngủ hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây đau, đau nửa đầu phía trước có thể được phân thành nhiều dạng khác nhau, với các biện pháp khắc phục tương ứng.
6 loại đau đầu phổ biến có triệu chứng của đau nửa đầu phía trước
1/ Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng là chứng đau đầu phổ biến nhất hiện nay. Việc suy nghĩ quá nhiều và áp lực từ công việc, đời sống và trong học tập khiến não bộ làm việc quá sức dẫn đến gây đau nhức ở đầu, cổ, vai. Trong đó, cơn đau đầu có đặc điểm xuất hiện cùng lúc ở khu vực trán, quanh đầu và 2 bên thái dương.
- Cách khắc phục: Tùy theo mức độ mệt mỏi và thời gian đau, nếu có thể tự giải tỏa thì không cần tìm đến bác sĩ hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin, và ibuprofen. Nhưng nếu để kéo dài hoặc trở nặng (kèm theo rối loạn thị giác, suy yếu cơ…) thì nên cân nhắc gặp bác sĩ tức thì để tránh việc đau đầu từ cấp tính chuyển sang mạn tính, rất khó chữa trị.
2/ Đau đầu theo chuỗi (cụm)
Đau đầu theo chuỗi ảnh hưởng đến nam giới thường xuyên hơn phụ nữ. Đó là những cơn đau đầu xảy ra theo nhóm hoặc theo chu kỳ. Đau đầu theo chuỗi tái phát thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong ngày và trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó lập lại sau vài tháng, đôi khi là hơn 1 năm.
Cơn đau thường có biểu hiện tập trung ở khu vực ổ mắt, sau đó lan tỏa đến vùng trán, thái dương, vùng gò má và cánh mũi. Hiện nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố về mặt di truyền được tìm thấy nhiều ở người mắc chứng đau đầu chuỗi.
- Cách khắc phục: Có thể giảm tình trạng đau nhức bằng các biện pháp giúp duy trì/ cung cấp đủ nồng độ oxy 100% và sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu như sumatriptan ở cả dạng tiêm hoặc uống.
3/ Đau đầu do xoang
Đau đầu do xoang rất phổ biến ở những người mắc bệnh viêm xoang. Vì khi xoang bị viêm, thường do nhiễm trùng, sẽ gây đau. Nhiễm trùng xoang thường đi kèm với sốt và có thể được chẩn đoán (nếu cần) bằng chụp MRI hoặc CT (cả hai đều có thể phát hiện sự thay đổi về mức chất lỏng) hoặc bằng cách nhìn thấy mủ qua ống soi sợi quang.
Triệu chứng đi kèm của của đau đầu do xoang thường có thể bị nhầm với các triệu chứng trước khi xuất hiện các chứng đau nửa đầu. Đó là do các biểu hiện như áp lực xoang, nghẹt mũi và chảy nước mắt đều có thể xảy ra ở các loại nêu trên.
- Cách khắc phục: Đau đầu do nhiễm trùng xoang được điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang hoặc thuốc thông mũi, nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sĩ, đi kèm với các loại thuốc giảm đau đầu khác.
4/ Đau đầu khi đói
Đau nửa đầu phía trước ở khu vực trán rất thường xảy ra khi “bụng đói” do hạ đường huyết, bắt nguồn từ thói quen bỏ bữa, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc dùng bữa kéo dài quá lâu, ăn trễ bữa. Đặc biệt thường gặp nhất ở những người chọn nhịn ăn gián đoạn như một phương pháp được lựa chọn để giảm cân.
- Cách khắc phục: Dùng các loại thuốc giảm đau và dung dịch bù nước đường uống có thể khắc phục tình trạng cạn kiệt chất điện giải, ổn định lại đường huyết. Song, tốt nhất hãy nên loại bỏ thói quen bỏ bữa hoặc ăn trễ bữa, nếu đang giảm cân và ăn kiêng, hãy tìm đến chuyên gia để có chế độ ăn phù hợp, tránh những tìm thông tin sai sự thật gây hại cho sức khỏe.
5/ Đau đầu mỏi mắt
Làm việc nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể khiến mắt bị khô dẫn đến ngứa, đỏ và đau nhức. Ngoài ra, sự mệt mỏi còn gây khó tập trung và khiến mắt bị nhức mỏi dẫn đến đau đầu vùng trán, đau sau mắt và thái dương.
- Cách khắc phục: Riêng để giảm đau đầu, chỉ cần uống thuốc giảm đau sẽ hiệu quả. Tuy nhiên, cùng lúc hãy để mắt nghỉ ngơi và tránh xa khỏi màn hình làm việc một thời gian hoặc điều chỉnh lại tư thế ngồi cách xa màn hình trong khoảng 49 – 51 cm. Nếu việc đau đầu mỏi mắt vẫn tiếp diễn hãy đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.
6/ Đau đầu do thiếu ngủ
Loại đau đầu này có nguy cơ trở thành đau đầu mạn tính và có liên quan mật thiết tới bệnh lý tâm thần mất ngủ. Đau đầu do thiếu ngủ có các triệu chứng đau nhức ở trán, đau sau gáy và trên đỉnh đầu, kèm theo mệt mỏi, uể oải và buồn chán…
- Cách khắc phục: Điều trị đau đầu do thiếu ngủ có thể hướng đến các loại thuốc khác nhau vì nó có thể sẽ tiến triển thành các loại đầu khác như migraine, đau đầu theo chuỗi (cụm)… Đồng thời, điều trị mất ngủ song song là điều cần thiết và nếu chữa trị sớm có thể hạn chế nguy cơ chuyển sang mạn tính.
Mức độ đau nửa đầu phía trước như thế nào thì cần gặp bác sĩ?
Bất kì loại đau nửa đầu phía trước nào được liệt kê trong bài viết, nếu có tăng cường đau nhức hoặc đột ngột đau nhức dữ dội đều cần phải tìm đến sự hỗ trợ y tế, vì có khả năng các dấu hiệu này đang cảnh báo bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng, hoặc thậm chí là báo hiệu của đột quỵ.
Một số khác điều trị dùng thuốc uống không tương thích hoặc hiệu quả cũng sẽ cần phải đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh và chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp hơn.
Người bệnh nếu cảm thấy tình trạng của cơn đau nửa đầu phía trước ngày càng nghiêm trọng và điều trị đau đầu gặp những trở ngại như đã kháng trị với các phương pháp điều trị thông dụng hoặc không chịu được tác dụng phụ của thuốc giảm đau – có thể đến TTYK Vạn Hạnh để được các bác sĩ hàng đầu của chuyên khoa đau tâm thần kinh thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Bác sĩ điều trị đau đầu với nhiều năm kinh nghiệm tại TTYK Vạn Hạnh:
- TS.BS Nguyễn Thi Hùng – Nghiên cứu viên về bệnh Parkinson và Rối loạn vận động tại Đại học Y khoa California Irvine (1996) và Beth Israel Deaconess Medical Center (2001). Ông là người Việt Nam đầu tiên đã triển khai kỹ thuật tiêm Botulinum toxin tại Việt Nam từ 1998 và triển khai kỹ thuật kích thích não sâu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2012.
- BS Nội Trú, CKI Nguyễn Tuấn Anh (Nguyên Giảng viên Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ tại Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương): với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị các bệnh Thần kinh – chuyên điều trị đau đầu và các trường hợp đau mạn tính khác.
Bác sĩ và chuyên gia điều trị bệnh lý tâm thần với nhiều thành tựu trong chữa trị bệnh mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu…:
- BS Nguyễn Đào Uyên Trang
- BS CKI Trần Nguyễn Khánh Minh
- BS Đào Thị Thu Hương
- Chuyên gia tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân
Đặt lịch khám tại đây hoặc gọi ngay vào số hotline 028 35 35 4096 để đặt lịch hẹn gặp với các bác sĩ của chúng tôi