Tổn thương thần kinh với 8 dấu hiệu lâm sàng

van hanh

Tổn thương thần kinh không chỉ “đến rồi đi” như nhiều người thường nghĩ. Việc lặp đi lặp lại hoặc kéo dài của các cơn đau thần kinh và biểu hiện của tinh thần bất ổn đang cho thấy hệ thần kinh dần suy yếu và mất dần các chức năng vốn có của nó.

Nguyên nhân nào gây ra đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh?

Có hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau. Các loại khác nhau có thể có các triệu chứng khác nhau và có thể yêu cầu các loại điều trị khác nhau.

Người ta ước tính rằng khoảng 20 triệu người Mỹ bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Loại tổn thương này ngày càng trở nên phổ biến theo độ tuổi. Có đến 70% những người mắc bệnh tiểu đường có một số tổn thương thần kinh.

Mặc dù không phải là danh sách đầy đủ, nhưng sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh:

Bệnh tiểu đường. Có tới 70% những người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh, càng có nhiều khả năng khi bệnh tiến triển. Nếu bạn bị tiểu đường và đang có các triệu chứng đau dây thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh, bạn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế càng sớm càng tốt.

Ung thư. Ung thư có thể gây đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh theo nhiều cách: chèn ép dây thần kinh; dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, một số loại hóa trị và xạ trị

Chèn ép / chấn thương: bao gồm các dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, thắt lưng và hội chứng ống cổ tay.

Tác dụng phụ của thuốc và các chất độc hại: bao gồm các loại thuốc, chẳng hạn như một số liệu pháp hóa học cho bệnh ung thư và một số loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV. Sử dụng rượu mãn tính là nguyên nhân phổ biến gây đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh. Các chất độc hại có thể vô tình ăn phải, bao gồm chì, asen và thủy ngân, cũng có thể gây tổn thương cho thần kinh của bạn

Thiếu hụt dinh dưỡng: bao gồm vitamin B6 và B12, do uống quá nhiều rượu hoặc phát triển sau khi phẫu thuật dạ dày.

Bệnh truyền nhiễm:  bao gồm bệnh Zona, HIV và viêm gan C

Các bệnh tự miễn dịch: bệnh xơ cứng rải rác, hội chứng Guillain-Barré (một tình trạng hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh ngoại vi), bệnh lupus và bệnh viêm ruột.

Các bệnh thần kinh vận động:  bao gồm bệnh xơ cứng teo cơ bên

dấu hiệu tổn thương thần kinh

8 trong số các dấu hiệu lâm sàng là biểu hiện của tổn thương thần kinh

 

  1. Sự nhạy cảm xuất hiện với mức độ đáng kể:

 Nhạy cảm là triệu chứng đầu tiên cũng như một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tổn thương thần kinh. Và có thể xảy ra khi dây thần kinh không thể gửi hoặc chuyển tiếp thông điệp  đến não một cách chính xác. 

 

Đáng lưu ý, mặc dù sự nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân. Đó là bởi vì các dây thần kinh dài nhất (được tìm thấy ở tứ chi) thường là dây thần kinh đầu tiên bị ảnh hưởng. Các triệu chứng khác, như đau, ngứa ran hoặc tê, thường sẽ đi kèm với nó trong một khoảng thời gian nhất định.

 

  1. Tê bì ở các bộ phận trên cơ thể:

 Rất có thể hầu hết mọi người đã trải qua một vài lần tê tay trong đời, vì vậy đây không phải lúc nào cũng là triệu chứng đáng lo ngại. Cảm giác tê xảy đến có thể là từ việc vỗ tay quá mạnh, tiếp xúc lâu với nhiệt độ lạnh hoặc khi thức dậy cảm giác như bị kim châm trên cánh tay. Nhưng tê thường luôn là dấu hiệu của sự chèn ép hoặc kích thích các dây thần kinh. Vì vậy, nếu xảy ra quá thường xuyên, nó có thể đang báo hiệu rằng đã có thương tổn xuất hiện khiến cơ thể mất cảm giác ở các vùng bị ảnh hưởng. Thậm chí, trong một số trường hợp, tổn thương nặng có thể dẫn đến tê bì vĩnh viễn. 

 

  1. Ngứa ran (ran)  hoặc châm chích:

 Các bác sĩ thường sử dụng các từ như ngứa ran hoặc kim châm để mô tả cảm giác do tổn thương dây thần kinh. Để dễ hình dung, có thể hiểu đó như cảm giác bị kim đâm, bỏng rát hoặc điện giật. Tuy nhiên đôi khi, cảm giác ngứa ran và châm chích có nghĩa là cơ thể đang trong tình trạng sửa chữa và hồi phục từ các vết thương. Điều này khiến chúng trở thành các triệu chứng khó hiểu và thường bị xem nhẹ. Do đó giống với tê bì, khi việc ngứa rang ran và châm chích có dầu hiệu tiếp diễn, hãy bắt đầu tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho bản thân

 

  1. Bỏng rát:

 Cảm giác đốt, bỏng rát là một triệu chứng phổ biến khác của tổn thương dây thần kinh. Đau thần kinh tọa, một loại tổn thương dây thần kinh, là tình trạng thường gây ra cảm giác bỏng rát ở chân. Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm đau sau Zona, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống và hội chứng cơ tháp.

 

  1. Các vấn đề về nhận thức trong chuyển động và định vị:

  Tổn thương thần kinh có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm các vấn đề về cử động, thăng bằng và phối hợp. Mặc dù nhận thức về tư thế, chuyển động và định vị thường là tạm thời sau chấn thương, nhưng vẫn có thể là một triệu chứng vĩnh viễn của tổn thương thần kinh trong một số trường hợp. Điều này dẫn đến một số lo ngại về an toàn đối với các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.

 

  1. Suy yếu cơ:

  Yếu cơ thường là một trong những triệu chứng tổn thương dây thần kinh sớm nhất và dễ nhận thấy nhất, cần đến sự can thiệp của y tế. Nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của một người nếu không được điều trị. Sẽ thật sự khó khăn nếu không thể chắc chắn trong việc cầm nắm, khuân vác đồ vật hoặc khi chỉ có một mình giải quyết các vấn đề chỉ sử dụng sức lực cơ thể. Đặc biệt, yếu cơ do tổn thương dây thần kinh thường xảy ra ở cánh tay và chân của bạn.


  1.     Vọp bẻ/ rụng giật cơ

  Một số trường hợp có kích thích thần kinh quá mức hay chèn ép thần kinh có thể gây ra tình trạng co cứng kiểu chuột rút ở một số cơ thường ở bàn tay, bàn chân, bắp tay, bắp chân… Hạ Canxi/ máu cũng hay gây ra tình trạng này. Đôi khi cũng sẽ có hiện tượng các cơ giật nhẹ ở 1 số vị trí. Nếu các triệu chứng này tồn tại kéo dài hay gây đau nhiều thì chúng ta nên đi khám bệnh ở các cơ sở y tế.

 


  1.     Rối loạn thần kinh tự động

 

 Các triệu chứng này hay gặp trong các bệnh đái tháo đường giai đoạn muộn hay các bệnh thoái hoá thần kinh. Chúng bao gồm: rối loạn tiết mồ hôi, rối loạn tiêu tiểu, suy giảm chức năng tình dục, hạ huyết áp tư thế…Chúng ta cần lưu ý các biến chứng này để tránh các nguy cơ chấn thương ( té ngã ) hoặc nhiễm trùng ( do ứ đọng nước tiểu ) hoặc ảnh hưởng đến chức năng sống khác.


TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

 

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close