527676143562209

Điều trị viêm chóp xoay vai bằng huyết tương tiểu cầu

van hanh

Viêm chóp xoay vai ở các mức độ từ nhẹ – nặng đều có thể được điều trị vô cùng hiệu quả bằng liệu pháp sinh học huyết tương tiểu cầu.

Bệnh chủ yếu xảy đến với người tuổi trung niên (trên 40 tuổi) hoặc những người trẻ. Nguyên nhân khởi phát có thể do tình trạng thoái hóa khớp vai (độ tuổi trung niên – người cao tuổi), chấn thương thể thao hoặc tích tụ do các chấn thương nhỏ tác động lên các sợi gân và cơ khớp vai.

Theo đó, các đối tượng nghề nghiệp cụ thể có thể áp dụng huyết tương tiểu cầu điều trị viêm chóp xoay vai là những người thường xuyên hoạt động cánh tay, nhất là di chuyển cánh tay quá nhiều lần như:

  • Thợ mộc, thợ sơn…
  • Vận động viên chơi các môn thể thao như bóng chày, gôn, cầu lông…

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Các giai đoạn tiến triển bệnh viêm chóp xoay vai có thể điều trị bằng huyết tương tiểu cầu

Viêm chóp xoay vai (tiếng Anh là Rotator Cuff Tendinitis) là tình trạng các gân cơ chóp xoay bị viêm và có thể tiến triển qua các giai đoạn sau:

→ Viêm chóp xoay vai giai đoạn nhẹ:

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh bao gồm: đau nhẹ (có thể sưng) ở phía trước khớp vai và lan xuống mặt ngoài của cánh tay. Tình trạng này xảy ra khi hoạt động bình thường và cả khi đang nghỉ ngơi. Trong nhiều trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau đột ngột khi chạm vào vai hoặc xuất hiện âm thanh “lách tách” khi hoạt động khớp vai.

→ Viêm chóp xoay vai giai đoạn nặng hơn:

Ở giai đoạn nặng của viêm chóp xoay vai sẽ có các biểu hiện đau nhức vai nghiêm trọng hơn như cường độ đau tăng khi sử dụng lực ở cánh tay và vai; yếu cơ, giảm tầm vận động khớp vai, khiến việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn và bất tiện. Thậm chí, đôi lúc “bộc phát” cơn đau dữ dội, vai không cử động được.

Ngoài ra, cơn đau còn sẽ xuất hiện nhiều hơn về đêm gây mất ngủ hoặc khó chịu, dẫn đến tình trạng ngủ không ngon do thay đổi tư thế liên tục.

* Tóm lại, cả 2 giai đoạn kể trên đều có thể được “chữa lành gân” hiệu quả nếu áp dụng liệu pháp tiêm huyết tương tiểu cầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng hơn sẽ tùy vào chỉ định của bác sĩ, việc tiêm huyết tương tiểu cầu có thể sẽ được kết hợp với điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.

* Lưu ý: các trường hợp rách gân sẽ không điều trị đơn lẻ bằng tiêm huyết tương.

điều trị viêm chóp xoay vai bằng huyết tương tiểu cầu

Tác dụng của huyết tương tiểu cầu trong điều trị viêm chóp xoay vai

Từ lâu, tiêm huyết tương tiểu cầu điều trị viêm chóp xoay vai đã được ứng dụng phổ biến trong chấn thương thể thao, vì có khả năng thay thế được các giải pháp thông dụng khác điều trị chấn thương như nghỉ ngơi kết hợp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.

Hơn thế, liệu pháp này còn rất được các vận động viên nổi tiếng thế giới như Tiger Woods, Alex Rodriguez… ưa chuộng và sử dụng như một “công cụ tăng tốc” quá trình phục hồi chấn thương sau các trận đấu.

Nhờ vào các ghi nhận kể trên mà hiện nay tiêm huyết tương tiểu cầu đã trở thành một trong các lựa chọn điều trị được biết đến chủ yếu trong điều trị viêm chóp xoay vai.

Cụ thể hơn, tại TTYK Vạn Hạnh đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của bệnh nhân giúp chứng minh hiệu quả nổi bật của tiêm huyết tương trong việc:

  • Cải thiện tình trạng viêm gân chóp xoay vai chỉ sau mũi tiêm đầu với liệu trình đầy đủ: 3 lần tiêm. Có thể không cần tiêm mũi 2 hoặc mũi 3 nếu dựa vào các đánh giá và xác nhận của bác sĩ về biểu hiện phục hồi ổn định.
  • Không có tác dụng phụ, dị ứng hoặc xảy ra trường hợp không tương thích sau khi tiêm do “lấy máu tự thân” để tạo huyết tương.
  • Đáp ứng điều kiện phòng tiêm vô trùng với các trang thiết bị tân tiến được nhập mới nên vô cùng an toàn, không xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Giảm tỷ lệ rách tái phát (điều trị phối hợp lành thương nhanh chóng kết hợp với các phương pháp điều trị rách gân)
  • Hạn chế gần như tối thiểu nhu cầu sử dụng các thuốc chống viêm và giảm đau mạnh
  • Không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm

Quy trình tiêm huyết tương tiểu cầu tại TTYK Vạn Hạnh

Khi đến phòng khám để thực hiện tiêm PRP, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:

Bước 1: Lấy máu.

Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.

Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương giàu tiểu cầu

Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.

Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.

Bước 3: Thu thập huyết tương

Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.

Bước 4: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Các bác sĩ thường sẽ sử dụng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, PRP sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close