Cách điều trị thoái hóa khớp gối

van hanh

thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp chiếm 50% các loại viêm khớp và đang trở thành một bệnh dịch. Năm 2006, 27 triệu người Mỹ bị thoái hóa khớp. Dự tính đến năm 2030, con số sẽ là 38 triệu người (tăng 40%) và đến năm 2050 là 47 triệu người. 

THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ?

Là quá trình lão hóa (mang tính quy luật) của các tế bào và tổ chức ở khớp và quanh khớp kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp, xương dưới sụn và các tổ chức quanh khớp. 

  • Ảnh hưởng tới  50% người > 65 tuổi
  • Ước tính khoảng 10 – 15%  dân số, sẽ tăng tới 18% vào 2020
  • Là bệnh khớp thường gặp nhất, chiếm 30% các bệnh lý cơ xương khớp
  • Là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm chất lượng sống ở người lớn tuổi

Giai đoạn đầu: chỉ đau khi vận động quá mức, không đúng tư thế, chưa tổn thương sụn khớp. Chỉ cần uống thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng, thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động tư thế xấu…

Giai đoạn 2: có hẹp khe khớp và có chồi xương nhỏ. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh tăng cân, tránh hoạt động tư thế xấu, thể dục nhẹ nhàng, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.

Giai đoạn 3: đau nhiều khi đi lại khe khớp hẹp hơn và chồi xương rõ hơn , cứng khớp vào buổi sáng, thuốc điều trị như giai đoạn 2. Có thể chích Acid Hyaluronic, bơm tế bào gốc, nội soi cắt lọc bơm rửa khớp, cắt xương chỉnh trục…

Giai đoạn 4: khớp gối biến dạng, nhiều gai xương, có  đặc xương dưới sụn, đi mất vững và đau. Điều trị hiệu quả nhất là thay khớp gối nhân tạo.

Đau nhức là triệu chứng đầu tiên ở người thoái hóa khớp gối

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI?

– Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.

– Cân nặng – công việc: Đây cũng là nguyên nhân làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Vì khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể, đặc biệt những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng cũng là nguyên nhân làm khớp gối thoái hóa nhanh hơn.

– Chấn thương: do va chạm, ngã, tai nạn… là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.

– Sinh hoạt: việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

            Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

1. Yếu tố di truyền

2. Lực sinh-cơ học lên sụn khớp

3. Rối loạn sinh học tế bào sụn

4. Viêm

DẤU HIỆU THOÁI HÓA KHỚP GỐI

– Đau nhức: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bị thoái hóa khớp gối cảm nhận được. Đau ở nhiều mức độ tùy độ nặng của bệnh; có thể đau âm ỉ tại khớp gối, và đau nặng hơn mỗi khi di chuyển hoặc vận động.

– Tiếng kêu trong khớp: Khi co duỗi chân sẽ phát ra tiếng lạo xạo ở khớp gối.

– Cứng khớp: khi thức dậy buổi sáng thấy cứng khớp, không thể cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.

– Sưng: thường ở giai đoạn bệnh tiến triển, khớp gối bị sưng, cứng cơ, khó co duỗi gây khó khăn cho việc vận động, đi lại.

–Khớp gối bị biến dạng: Đây là dấu hiệu viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, thời điểm này sụn khớp đã tổn thương nghiêm trọng.

KHI NÀO NÊN KHÁM THOÁI HÓA KHỚP GỐI 

Trước khi đến bệnh viện để kiểm tra, người bệnh có thể tự kiểm tra tình trạng của khớp gối bằng 5 câu hỏi sau:

– Có đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống?

– Có đau khớp gối khi co, duỗi chân?

– Có đau khi lên xuống cầu thang?

– Có cứng khớp buổi sáng

– Có tiếng kêu lạo xạo trong khớp

Nếu trả lời 3/5 câu là có thì nên đến khám tại bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán mức độ thoái hóa khớp gối.

Khi bệnh nhân có biểu hiện của thoái hóa khớp gối, thường được thực hiện một số phương pháp sau:

  • Chụp X-quang: những hình ảnh chụp được từ X-quang cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào.
  • Chụp MRI: Với phương pháp cộng hưởng từ sẽ cho bác sĩ thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.
  • Nội soi khớp: là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hoại do thoái hóa sụn khớp. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ thoái hoá của khớp gối và có cách điều trị thích hợp (bảo tồn hoặc can thiệp).

Vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối

CÁCH ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
  • Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn sớm người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được ưu tiên khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng, vận động.

– Giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng

– Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối làm giảm đau, chống viêm. Vật lý trị liệu có thể được áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác. 

VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

  • Điều trị thoái hóa khớp gối dùng thuốc: thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc sinh học, phương pháp Tế bào gốc
  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật thay khớp

Với việc kết hợp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc, tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý thoái hóa khớp gối, cổ, lưng, gout, nhiễm trùng khớp… cộng tác cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia chấn thương chỉnh hình giàu kinh nghiệm từ BV Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y dược.. hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều phương pháp toàn diện hơn trong cả điều trị bằng phẫu thuật và phi phẫu thuật.

TIÊM ACID HYALURONIC ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

——————–

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả

Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098

CSKH: 0867 01 09 08

Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn

159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close