Thoái hóa khớp có nên vận động không? 7 hiểu lầm thường gặp về thoái hóa khớp

van hanh

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Dưới đây là một số hiểu lầm phổ biến về bệnh lý này:

1. Thoái hóa khớp chỉ xảy ra ở người già

Một hiểu lầm phổ biến là thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đến người già. Tuy nhiên, thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, và nguyên nhân chính là quá trình mòn và hư hỏng trong khớp.

2. Chỉ có thể thoái hóa khớp ở khớp chân tay

Thoái hóa khớp không chỉ xảy ra ở khớp chân tay. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp gối, khớp háng, khớp cổ, và các vị trí khớp khác.

một số hiểu lầm về thoái hóa khớp

3. Chỉ có thể điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật có thể được sử dụng trong trường hợp nặng nhưng không phải lúc nào thoái hóa khớp đều yêu cầu phẫu thuật. Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật hiệu quả để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, bao gồm thuốc, liệu pháp vật lý và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

PRP giúp tận dụng tối đa khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, thay đổi thụ thể tiếp nhận cảm giác đau, các mô được phục hồi, tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch nhờn, giảm ma sát các khớp tăng khả năng vận động.

Ngoài ra, có thể kết hợp với vật lý trị liệu để đẩy nhanh hiệu quả phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị.

Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) kết hợp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa khớp tại TTYK Vạn Hạnh

4. Không nên tập thể dục nhiều khi bị thoái hóa khớp

Một số người cho rằng vận động nhiều sẽ khiến tình trạng thoái hóa khớp nặng hơn, nên họ sẽ hạn chế vận động và không tập thể dục khi bị bệnh lý này.

Việc nghỉ ngơi cho cơ bắp thư giãn sau khi vận động là điều cần thiết, tuy nhiên không nhất thiết là bạn phải chuyển từ lối sống năng động sang lối sống tĩnh tại, ít vận động. Đây là một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về thoái hóa khớp.

Thực tế, duy trì vận động ở mức vừa phải, tập các bài tập phù hợp và tuân thủ nguyên tắc an toàn có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp và cải thiện sự linh hoạt của khớp.

5. Chế độ ăn uống không ảnh hưởng thoái hóa khớp

Mọi người thường nghĩ thoái hóa khớp là bệnh lý liên quan đến tuổi tác và chế độ ăn uống, dinh dưỡng không tác động gì đến tình trạng này. Thực tế, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến thoái hóa khớp.

Một chế độ ăn không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa, đường và thức ăn chế biến sẵn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn viêm nhiễm trong cơ thể gây tổn thương cho các mô và khớp, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

6. Bị thoái hóa khớp nên cố gắng chịu đau để tập luyện

Một hiểu lầm phổ biến mà bệnh nhân thoái hóa khớp có thể gặp phải là cố chịu đau để tập luyện. Một số người có quan niệm rằng việc chịu đau trong quá trình tập luyện là điều tất yếu và cần thiết để cải thiện tình trạng khớp. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và có thể gây tổn thương cho khớp.

Khi bị thoái hóa khớp, cơ thể thường có giới hạn về độ linh hoạt và khả năng chịu đựng áp lực. Tập luyện quá mức hoặc tập luyện với độ khó không phù hợp có thể gây ra đau, viêm nhiễm và tổn thương khớp. Điều này làm tăng nguy cơ tiến triển thoái hóa và làm gia tăng triệu chứng đau, cứng cơ.

Thay vào đó, trong quá trình tập luyện khi bị thoái hóa khớp, quan trọng là tìm cách tập luyện an toàn và không gây đau. Nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tăng dần cường độ và tần suất, thực hiện đúng kỹ thuật và lắng nghe cơ thể để biết khi nào nên ngừng tập luyện hoặc điều chỉnh.

7. Không thể làm gì để ngăn ngừa thoái hóa khớp

Mặc dù thoái hóa khớp không thể ngăn chặn hoàn toàn, nhưng có một số hành động, thói quen giúp giảm nguy cơ và chậm quá trình thoái hóa. Ví dụ như, duy trì một lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, và tránh các tình trạng chấn thương khớp hoặc công việc đòi hỏi vận động nặng.

Để được hỗ trợ về liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) điều trị thoái hóa khớp tại TTYK Vạn Hạnh và đặt lịch tiêm với các Bác sĩ, Chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, Quý khách hàng gọi điện đến số điện thoại:

TP.HCM: 028.3535.4096 hoặc 028.3535.4098 – CSKH: 08 67 01 09 08

CẦN THƠ: 029 23 65 66 69 – 029 23 777 938 – CSHK: 0909 70 72 34

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close