Những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, tâm thần ở thanh thiếu niên

van hanh

Một số tư liệu thống kê về vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần của thanh thiếu niên trên toàn thế giới

20% thanh thiếu niên có thể gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần tại bất kỳ thời điểm nào. (WHO, 2003)

Các rối loạn sức khỏe tinh thần thường xuất hiện trước tuổi 14 (chiếm 50%) cho đến tuổi 24 (chiếm 70%). (Kessler, 2005)

Chỉ 10% trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn sức khỏe tinh thần được chẩn đoán lâm sàng và có đến 70% thanh thiếu niên gặp phải các rối loạn sức khỏe tinh thần không được can thiệp thích hợp.  (Children’s Society, 2008)

Các rối loạn sức khoẻ tâm lý, tâm thần ở thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng bới 3 yếu tố: 

Sinh học, tâm lý và xã hội.

1. Sinh học

Thanh thiếu niên trải qua giai đoạn dậy thì. Đây là giai đoạn xảy ra nhiều thay đổi về sinh học trong cơ thể.

  • Nội tiết tố: sự gia tăng 1 lượng lớn testosterone đối với nam và estrogen đối với nữ. Sư gia tăng này giúp cho cơ thể phát triển như tang trưởng vượt bậc về chiều cao, ngoại hình. Bên cạnh đó, sự gia tăng này cũng sẽ thay đổi về hành vi và tâm trạng, cảm xúc của thanh thiếu niên. Cụ thể ở nữ giới, giai đoạn này trở nên nhạy cảm hơn về cảm xúc, dễ cáu kỉnh và mất hứng thú với những sở thích cá nhân. 
  • Não bộ: giai đoạn này thùy trán trước cũng phát triển vượt trội – đây là thời điểm phát triển cách suy nghĩ và tính hợp lý trong cách nhìn nhận thế giới. Mặc dù vậy vẫn chưa thể ổn định vì vậy vẫn chịu nhiều chi phối từ hệ viền trong việc điều tiết cảm xúc. Điều này thể hiện qua những quyết định, và sự bốc đồng trong các tình huống xã hội

Những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, tâm thần của thanh thiếu niên

2. Xã hội:

  • Môi trường gia đình: Theo 1 nghiên cứu của Vương Quốc Anh, 18% thanh thiếu niên nghĩ đến việc rời khỏi nhà hàng tháng do những mâu thuẫn gia đình. 30% thanh thiếu niên cảm thấy mâu thuẫn môi trường gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ và một số ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Những xung đột xảy ra trong gia đình và nó có thể tạo nên những kinh nghiệm bất lợi gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của thanh thiếu niên.
  • Môi trường học đường: Trường học cũng là một trong những môi trường thanh thiếu niên gắn bó nhiều thời gian. Những học sinh gặp khó khăn ở học đường về sẽ tạo nên nhiều áp lực lên sức khỏe tinh thần bao gồm giảm tập trung, thành tích học tập không tốt, các mối quan hệ xã hội có vấn đề và tỷ lệ hành vi nguy cơ cao, chẳng hạn như sử dụng chất kích thích, bỏ học, bắt nạt và bị bắt nạt (Farina, 2021).

3. Tâm lý: Với những thay đổi diễn biến liên tục bên trong nhận thức, cảm xúc và hành vi các thanh thiếu niên, đây cũng là giai đoạn các bạn bắt đầu khám phá ra bản sắc của mình là ai và mình thuộc về nơi nào.

  • Thay đổi trong nhận thức: Sự phát triển trí não ở thanh thiếu niên ở mức độ cao hơn so với thời thơ ấu. Một số lượng lớn tế bào thần kinh phát triển nhanh chóng cho phép các bạn:

a. Tư duy trừu tượng.

b. Kỹ năng suy luận.

c. Kiểm soát hành động.

d. Sáng tạo.

e. Khả năng giải quyết vấn đề.

f. Khả năng ra quyết định.

  • Thay đổi trong cảm xúc: Giai đoạn này thanh thiếu niên bắt đầu nhận diện và dần học cách quản lý cảm xúc của mình. Điều này có nghĩa là các bạn sẽ bắt đầu nhận thức rõ hơn về cảm xúc của chính mình và cảm xúc của người khác. Quá trình phát triển cảm xúc sẽ giúp vị thành niên có cơ hội xây dựng các kỹ năng và khám phá bản sắc của chính mình.
  • Lòng tự trọng và giá trị bản thân: Thanh thiếu niên phát triển sớm hoặc muộn so với các bạn cùng trang lứa có thể liên quan đến khả năng tự ý thức về bản thân của mình. Nhu cầu hòa nhập trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối. Giai đoạn này lòng tự trọng của các bạn có thể phức tạp. Một số thanh thiếu niên có thể có lòng tự trọng cao đối với gia đình nhưng lại có lòng tự trọng thấp đối với bạn bè đồng trang lứa. 
  • Khủng hoảng bản sắc: Mặc dù khủng hoảng bản sắc có thể diễn ra ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời nhưng thanh thiếu niên có xu hướng dễ gặp phải nhất. Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khoẻ tinh thần. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cho thấy 37% thanh thiếu niên đang phải vật lộn với khủng hoảng bản sắc của mình và 95% thanh thiếu niên cho biết họ đã cảm bản sắc mình thấp kém và không xứng đáng với mọi người vào một thời điểm nào đó trong đời (Nair, 2015)

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close