Làm sao để chứng mất ngủ mãn tính không còn hành hạ bạn

van hanh

Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên là tình trạng người bệnh không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ hoặc thức giấc sớm, thức rồi không ngủ lại được. Tình trạng này kéo dài trên 3 tháng. 

Triệu chứng của mất ngủ mãn tính

Người bị bệnh mất ngủ mãn tính hay có các biểu hiện sau:

  • mat ngu man tinh 1Khó đi vào giấc ngủ
  • Thức dậy sớm và khó ngủ lại được
  • Hoặc đã ngủ nhưng khi thức dậy vẫn thấy mệt mỏi 
  • Khuôn mặt lờ đờ, tinh thần uể oải, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày.
  • Cảm thấy khó chịu, lo âu, căng thẳng.
  • Dễ bị căng thẳng và đau đầu.
  • Tâm trạng cáu gắt, dễ tức giận, khó kiểm soát cảm xúc.
  • Có thể bị ảo giác do mất ngủ.

Tuỳ vào mức độ và tình trạng của người bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Nguyên nhân của mất ngủ mãn tính

Một số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ mãn tính

Do ảnh hưởng của các chứng bệnh

  • Bệnh về xương khớp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, loãng xương, các chứng bệnh về xương khớp gây đau nhức về đêm gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Bệnh về tim mạch: cao huyết áp, động mạch vành, suy tim. Những bệnh lý này thường có triệu chứng như tức ngực, khó thở, lâu ngày cũng gây ra chứng khó ngủ/ mất ngủ.
  • Bệnh về hô hấp: hen suyễn, hen phế quản, các bệnh về hô hấp gây ho nhiều về đêm hoặc lúc thay đổi thời tiết gây khó ngủ, lâu ngày dẫn đến mất ngủ mãn tính.
  • Bệnh tiêu hóa: viêm đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chứng ợ chua, trào ngược dạ dày… cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bệnh về tiết niệu như sỏi thận, viêm bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường… khiến người bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: stress, các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, các áp lực trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Theo khảo sát, đa phần những người mắc chứng mất ngủ kinh niên đều có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Các thay đổi của hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh. mãn kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ.

mat ngu man tinh 2Các yếu tố bên ngoài cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính

  • Không gian ngủ chật hẹp, không yên tĩnh, quá nhiều ánh sáng. Môi trường thiếu sạch sẽ, thông thoáng.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá no trước khi ngủ gây áp lực lên dạ dày, khó tiêu hoá thức ăn. Sử dụng rượu, bia thường xuyên hoặc các chất kích thích như cafe, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ lâu ngày cũng khiến giấc ngủ không chất lượng, từ đó gây khó ngủ rồi dẫn đến mất ngủ bởi ánh sáng xanh, các tia bức xạ phát ra từ các thiết bị đó cũng làm cho não bộ tỉnh táo. 

Mất ngủ mãn tính nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ mãn tính nếu kéo dài không có biện pháp cải thiện hoặc điều trị dứt điểm gây suy nhược thần kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng giải quyết công việc, nhất là trong quá trình đi lại dễ choáng váng, chóng mặt gây té ngã.

Những người bị mất ngủ kinh niên có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, dễ bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường.

Tham khảo: Mất ngủ không thực tồn và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ

Cách phòng tránh mất ngủ mãn tính

  • Tránh các áp lực, phiền muộn, lo âu trong một thời gian dài.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, thời khóa biểu thể dục thể thao hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thần kinh, giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
  • Hạn chế sử dụng tối đa các chất kích thích vào ban đêm như cafe, rượu , bia…
  • Không ăn quá no nhưng cũng để quá đói khi đi ngủ. Bữa ăn nên cách giờ đi ngủ khoảng 2 đến 3 giờ. 
  • Không uống quá nhiều nước để tránh việc đi tiểu vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
  • Không hoạt động quá mức trước giờ đi ngủ.

Nếu người bệnh thực hiện tốt những biện pháp trên mà vẫn mất ngủ, người bệnh khoan vội tìm đến thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Mặc dù sử dụng thuốc ngủ nhanh chóng giúp người bệnh ngủ được nhưng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc ngủ một thời gian dài khiến chu kỳ thức ngủ tự nhiên của cơ thể bị phá vỡ và bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc, thậm chí phụ thuộc vào thuốc. Khi bị phụ thuộc vào thuốc, chứng mất ngủ cấp tính có thể chuyển thành mất ngủ mãn tính. 

mat ngu man tinh 3Tốt nhất khi bị mất ngủ người bệnh nên đến các địa chỉ y khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám, tư vấn và hướng dẫn để hỗ trợ người bệnh cải thiện giấc ngủ bằng các phương pháp chuyên khoa. 

MỚI: Kết hợp các liệu pháp mới trong điều trị mất ngủ

Trung tâm Y Khoa Vạn Hạnh với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các loại bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ như 

  • Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Bs.CKI Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần

Hãy tìm đến bác sĩ khi bạn nghi ngờ mình trong tình trạng mất ngủ mãn tính để được các bác sĩ điều trị sớm, tránh những hệ luỵ lâu dài về sau.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close