Vật lý trị liệu trong đau lưng
Vật lý trị liệu trong đau lưng hiện đang được áp dụng rộng rãi với những người có hội chứng sợ kim tiêm, ngại dùng thuốc hoặc có biểu hiện lờn thuốc sau khoảng thời gian dài (dưới 3 tháng) điều trị không khỏi chứng đau lưng.
Không chỉ thế, nó còn được rất nhiều người khác ưa thích lựa chọn bởi đặc tính giải tỏa căng thẳng trong điều trị viêm nhiễm và có tác dụng ngăn chặn các cơn đau mới phát sinh.
Cách thức hoạt động của vật lý trị liệu trong đau lưng
Vật lý trị liệu, như tên gọi của nó, áp dụng các tác nhân vật lý dùng máy hoặc các phương pháp cơ học và bài tập vận động bài bản, có cơ sở để giúp giảm đau, điều trị viêm nhiễm và phục hồi chức năng ở lưng.
Vật lý trị liệu trong đau lưng thường được sử dụng để điều trị đau lưng cấp tính thông thường hoặc các cơn đau liên quan đến bệnh lý về thần kinh hoặc cơ xương khớp. Trong đó, nổi bật nhất là điều trị viêm khớp, viêm gân, thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa…
Lợi ích của vật lý trị liệu trong đau lưng
- Có khả năng thay thế phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc (ngoài một số trường hợp nặng buộc phải phẫu thuật hoặc đi kèm với thuốc bổ trợ)
- Giúp giảm sưng và đau nhức cục bộ
- Hỗ trợ giải quyết cơn đau và tập trung vào chữa các bệnh về thần thần kinh hoặc cơ xương khớp liên quan
- Tăng hiệu quả sau hồi phục và suy giảm chức năng
- Ngăn ngừa nguy cơ gia tăng đau nhức mới
- Thúc đẩy các chức năng về tim mạch
- Cộng hưởng rèn luyện sức bền, tăng cường vận động
- Lấy lại sự cân bằng và linh hoạt trong cử động và cảm giác cho cơ thể
- Giúp người bệnh nhanh chóng trở lại với công việc và các sinh hoạt hàng ngày
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh đau lưng mạn tính
Phương pháp vật lý trị liệu tại Y khoa Vạn Hạnh
Khi đến khám tại Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định lựa chọn một trong các liệu pháp điều trị về vật lý trị liệu trong đau lưng được liệt kê sau đây:
Trị liệu bằng các tác nhân vật lý (dùng máy)
Đây được xem là phương pháp hiện đại và mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị đau lưng. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định các liệu pháp phù hợp như:
– Sóng ngắn: dành cho các bệnh nhân đau xương khớp. Sóng ngắn gây phát sinh nhiệt trong mô giúp giảm đau, làm mềm các tổ chức mô cơ bị co thắt. Đặc biệt, loại thải các chất gây viêm, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn trong mô, giúp gia tăng dinh dưỡng tại các vùng bị tổn thương.
– Siêu âm: được tiến hành khi bệnh nhân phát hiện các điểm đau. Dưới tác dụng của sóng siêu âm tần số 1-3Mhz, mô mềm được kích thích để điều trị đau nhức, giảm viêm và có khả năng làm mềm các mô sẹo, hạn chế tăng sinh sẹo, ngăn ngừa sẹo lồi.
– Kích thích điện: sử dụng các loại dòng điện để có thể kích thích các cơ bị yếu, liệt hay ức chế đau trong những trường hợp đau cấp, mạn tính và co thắt cơ. Dòng điện được sử dụng sẽ ức chế đường dẫn truyền thần kinh và hạn chế tình trạng co thắt, hiệu quả trong đẩy lùi nhanh chóng cơn đau.
– Xung kích: sử dụng sóng cơ học có tần số từ 5 – 20 Hz để tạo năng lượng lớn. Sóng xung kích có tác dụng cải thiện xơ hóa mô liên kết, tăng cường phát triển vi mạch, làm giãn nở mô. Từ đó, giải phóng điểm đau trên các nhóm cơ bị co thắt.
Phương pháp vận động trị liệu
Tính năng hoạt động của các bài tập vận động trong vật lý trị liệu như một bài giảng dạy về “môn thể dục” mà sau khi hoàn thành, người bệnh có thể tự áp dụng cho bản thân hoặc cần nhờ người thân thực hiện (nếu gặp phải trường hợp tê liệt, cứng cơ…) khi xuất hiện các triệu chứng đau lưng.
Các bài tập vận động trị liệu thường rất đơn giản và an toàn cho người bệnh, bao gồm:
– Vận động thụ động: là việc luyện tập rất cần sự trợ giúp của bác sĩ vì được áp dụng cho bệnh nhân bị hạn chế về vận động và thường không thể tự mình thực hiện các động tác. Bài tập trị liệu thụ động sẽ có tác dụng chống teo cơ và duy trì chức năng của các khớp xương.
– Vận động chủ động: là việc luyện tập có thể tự thực hiện bởi người bệnh sau hướng dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp phối hợp động tác, bác sĩ sẽ đóng vai trò hỗ trợ và giám sát. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các công cụ trợ lực chuyên dụng nếu cần thiết. Bài tập trị liệu chủ động sẽ giúp các cơ giảm đau, điều chỉnh lại tư thế hoạt động và duy trì phục hồi cho các cơ xương mau khỏi bệnh.
Phương pháp cơ học trị liệu
Cơ học trị liệu có thể dùng lực từ sức người hoặc từ máy. Các phương pháp vật lý trị liệu cơ học tuy không quá phức tạp nhưng lại có tác dụng rất lớn trong điều trị đau lưng, có thể kể đến gồm:
Xoa bóp: là việc kích thích cơ học lên các mô mềm bằng áp lực và kéo giãn nhịp nhàng. Từ đó, không chỉ giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau, giúp cơ bắp linh hoạt mà còn có tác dụng thư giãn tâm lý.
Di động khớp: là liệu pháp tác động lên cột sống và đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân mắc chứng đau lưng dưới. Việc điều chỉnh lại các khớp xương sẽ giúp chúng trở về đúng vị trí và làm mềm các vùng cơ bắp bị căng cứng do co rút. Đồng thời, kiểm soát được cơn đau nhờ tác dụng lực làm giải phóng các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép.
Kéo giãn: là phương pháp có tác dụng giúp điều chỉnh các đốt sống nằm sai lệch và thu hẹp thể tích của các đĩa đệm bị lồi. Nhờ đó, các cơn đau từ cột sống và thoát vị đĩa đệm được giải tỏa một cách nhanh chóng. Mặt khác, các cơ cột sống ở lưng cũng được co giãn và vì thế hỗ trợ thành công trong việc giảm thiểu tình trạng cong vẹo cột sống.
Đa mô thức trong điều trị kết hợp vật lý trị liệu và siêu âm
Hiện nay, để phục vụ người bệnh một cách tốt hơn, Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh đã và đang đẩy mạnh mô hình đa mô thức mới trong điều trị kết hợp vật lý trị liệu và sóng siêu âm.
Phương thức của liệu pháp này là các bài tập vận động trị liệu hoặc cơ học trị liệu sẽ được lựa chọn và tích hợp với các biện pháp vật lý về điều trị sóng siêu âm hoặc kích thích điện. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp: Thạc sĩ Bác sĩ Võ Văn Sĩ và Bác sĩ Lê Thị Tuyết Nhung sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình thủ thuật trị liệu diễn ra.
Công dụng to lớn của việc điều trị liên kết này có thể đảm bảo giúp người bệnh:
- Chữa trị cùng lúc giải tỏa cơn đau nhanh chóng và hiệu quả hơn so với chỉ điều trị một trong 3 phương pháp kể trên
- Phục hồi chức năng được duy trì và tối ưu hóa
- Phát huy tối đa khả năng các biện pháp chữa trị bệnh lý về thần kinh hoặc cơ xương khớp liên quan.
Xem thêm:
Các vị trí đau lưng báo bệnh bạn nên biết
Đau cột sống và đau gối nguyên nhân và cách điều trị
Đau mạn tính nhận biết và điều trị