Đau cơ xương khớp và cách điều trị
đau cơ xương khớp
Với tỷ lệ mắc dao động từ khoảng 10 đến 40% dân số (tùy từng nghiên cứu), đau mạn tính ảnh hưởng tới 1.5 tỷ người trên toàn thế giới, đang là một vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan chặt chẽ với nhiều vấn đề kinh tế xã hội của mọi quốc gia, ảnh hưởng tới chất lượng sống và sức lao động của nhiều người, đòi hỏi nhiều nhân lực y tế, ngân sách quốc gia và chính sách an sinh xã hội. đau cơ xương khớp
Tại Mỹ, đau mạn tính ảnh hưởng tới 100 triệu người trưởng thành, cao hơn tổng các bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành, mạch não và ung thư, ước tính chi phí hàng năm cho đau mạn tính lên tới khoảng 560 tỷ đến 635 tỷ USD. Đau mạn tính đang được coi là một bệnh mạn tính với rất nhiều nguyên nhân, cần được chẩn đoán, điều trị sớm, tích cực và toàn diện. đau cơ xương khớp
Ở nước ta, một số nghiên cứu của Hội Đau TP HCM và Hà Nội cho thấy tỷ lệ đau mạn tính nói chung tới 30% dân số khảo sát, trong đó đau mạn tính hệ cơ xương khớp chiếm tới hơn 80%, gần 50% trường hợp có mức độ đau trung bình hoặc nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy số đông người bệnh chưa được chẩn đoán và điều trị hợp lý, tỷ lệ bệnh nhân không đi khám bệnh, tỷ lệ tự điều trị còn khá cao, bệnh nhân thường được chẩn đoán và điều trị chậm trễ, khả năng tiếp cận với hệ thống y tế và thời gian điều trị còn hạn chế, việc tự sử dụng thuốc và các biện pháp điều trị không chính thống khá phổ biến, việc quản lý, hướng dẫn người bệnh còn nhiều bất cập và hạn chế.
1. Những nhận định sai lầm về đau cơ xương khớp
Chúng ta đều biết, các bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp, đa dạng và phức tạp, bao gồm hơn 200 bệnh lý, xếp thành 10 nhóm bệnh, đa số là mạn tính, khó kiểm soát, cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Bệnh lý cơ xương khớp có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, liên quan chặt chẽ với các bệnh mạn tính khác, đang gia tăng rất nhanh liên quan tới tuổi thọ, lối sống, sự thay đổi về kinh tế xã hội (công nghiệp hóa, đô thị hóa…). Các bệnh lý này mang lại hậu quả chung là gây đau đớn, tàn phế, giảm chất lượng sống, giảm tuổi thọ, ảnh hưởng tới ngân sách gia đình và quốc gia. Tình trạng đau hệ cơ xương khớp có thể chiếm tới 80% các tình trạng đau mạn tính, diễn biến phức tạp liên quan đến từng bệnh lý cụ thể của hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều quan niệm sai lầm trong cộng đồng về các bệnh lý này:
- Cứ đau ở hệ cơ xương khớp là do viêm khớp.
- Bị các bệnh cơ xương khớp là phải đau và chỉ cần dùng thuốc khi đau. đau cơ xương khớp
- Bệnh cơ xương khớp cứ từ từ chữa vì từ từ rồi nó sẽ khỏi.
- Bệnh cơ xương khớp chỉ gặp ở người già và phụ nữ.
- Bác sĩ nào cũng chữa bệnh cơ xương khớp, kể cả “bác sĩ Google”. đau cơ xương khớp
- Các bệnh cơ xương khớp đều chữa giống nhau.
- Thuốc nào cũng chữa bệnh cơ xương khớp, từ thuốc trên mạng, thuốc truyền miệng, thuốc gia truyền, thuốc “tàu”, thuốc tễ… đến hằng hà sa số các thực phẩm chức năng…
Như vậy, cần phải hiểu cho đúng để thay đổi các quan niệm sai lầm nêu trên: đau cơ xương khớp
- Đau và đau mạn tính là triệu chứng quan trọng của bệnh lý cơ xương khớp, đau có thể do viêm, nhưng cũng có thể không do viêm.
- Bên cạnh triệu chứng đau, bệnh lý cơ xương khớp còn có nhiều biểu hiện toàn thân và tại chỗ khác, tùy từng bệnh lý cụ thể và mức độ tiến triển của bệnh, thuốc giảm đau hay kháng viêm chỉ làm giảm triệu chứng, chứ phần lớn, không chữa được bệnh. đau cơ xương khớp
- Bệnh cơ xương khớp có thể diễn biến cấp, bán cấp hay mạn tính với xu hướng nặng dần, hiếm khi tự khỏi, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu giúp bệnh được kiểm soát tốt, kể cả các bệnh viêm khớp hệ thống, nhóm bệnh nặng nhất của các bệnh cơ xương khớp. đau cơ xương khớp
- Mỗi lứa tuổi, mỗi giới sẽ có những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp hay ít gặp. Riêng ở người cao tuổi (NCT), mọi bệnh lý đểu gia tăng, đặc biệt các bệnh cơ xương khớp, tim mạch và chuyển hóa, bởi vì hầu hết các bệnh này đều là mạn tính, không thể chữa khỏi, nhưng việc phát hiện và điều trị tốt từ khi còn trẻ sẽ giúp việc kiểm soát bệnh ở NCT dễ dàng hơn. đau cơ xương khớp
- Mỗi bệnh cơ xương khớp đều có các biện pháp điều trị chung và riêng biệt cho từng bệnh. Với nhóm bệnh viêm khớp hệ thống (nhóm bệnh nặng nề nhất của chuyên ngành Thấp khớp học, bao gồm Viêm khớp dang thấp, viêm khớp cột sống, viêm khớp vô căn ở trẻ em, viêm khớp vảy nến, một số bệnh tự miễn…), những năm gần đây, đã có rất nhiều thành tựu y học mang tính cách mạng được áp dụng vào thực tế điều trị làm thay đổi diễn tiến và tiên lượng bệnh, mang lại khả năng lui bệnh, thậm chí lui bệnh hoàn toàn hoặc bền vững. đau cơ xương khớp
- Tuy nhiên cần có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa khớp được đào tạo đảm nhiệm trọng trách này vì không phải bác sĩ nào cũng có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý nhóm bệnh cơ xương khớp một cách tốt nhất, càng không thể giao bệnh của mình cho các “bác sĩ Google” với các thuốc truyền miệng, thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ… và càng không thể để bệnh diễn tiến nặng mới “nháo nhào” đi tìm bác sĩ giỏi. Một điều rất quan trọng là bên cạnh tác dụng điều trị, các thuốc điều trị bệnh khớp thường có tác dụng ngoại ý vì vậy, người bệnh không thể tự sử dụng mà cần sự chọn lựa, cân nhắc, theo dõi sát sao của các bác sĩ, đặc biệt bác sĩ chuyên khoa Khớp để việc điều trị luôn đạt được hiệu quả và an toàn. đau cơ xương khớp
2. Điều trị đau cơ xương khớp
Tất nhiên không thể có một thuốc, một nhóm thuốc hay một biện pháp nào gọi là tốt nhất để điều trị cho các bệnh lý cơ xương khớp, kể cả triệu chứng đau của nhóm bệnh lý phức tạp này. Chính vì vậy chiến lược chung trong điều trị sẽ là sự kết hợp giữa:
1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc: giáo dục kiến thức về sức khỏe chung và sức khỏe xương khớp, tập luyện đều đặn, dinh dưỡng hợp lý, sử dụng các dụng cụ trợ giúp, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. đau cơ xương khớp
2. Các thuốc điều trị triệu chứng đau và hoặc viêm, đây là nhóm thuốc thường dùng nhất, đa dạng và phức tạp, bệnh cạnh tác dụng giảm đau hay kháng viêm, thuốc có thể gây các tác dụng ngoại ý như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, ảnh hưởng trên hệ tim mạch, thận… đặc biệt khi dùng dài hạn. Vì vậy, với các trường hợp đau cơ xương khớp, đặc biệt là đau kéo dài, người bệnh rất cần gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng đau, nguyên nhân gây đau, mức độ nào, kiểu đau nào, có kèm theo viêm hay không, có kèm các biểu hiện toàn thân hay ở các cơ quan khác…Trên từng người bệnh với tình trạng đau cụ thể, với tình trạng sức khỏe, các bệnh cùng mắc và các thuốc đang dùng… các bác sĩ sẽ cân nhắc, chọn lựa, phối hợp thuốc (các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chống trầm cảm…) để đạt hiệu quả giảm đau nhưng an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là các thuốc làm giảm triệu chứng, người bệnh cần phải được sử dụng các thuốc điều trị cơ bản (tùy từng bệnh lý, do các bác sĩ chẩn đoán), việc điều trị hiệu quả sẽ giúp giảm tối đa các thuốc kháng viêm, giảm đau phải dùng cho người bệnh. đau cơ xương khớp
- Các thuốc điều trị cơ bản (còn gọi là thuốc đặc trị) cho từng bệnh lý xư ơng khớp của người bệnh (ví dụ: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp cột sống, viêm ngón, viêm điểm bám gân, viêm khớp gout, loãng xương, thoái hóa cột sống và đĩa đệm, viêm khớp do vi trùng, viêm khớp phản ứng…). Thuốc này thường cần dùng lâu dài, do các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp chỉ định sau khi chẩn đoán xác định bệnh lý cụ thể cho người bệnh. Đây còn là nhóm thuốc phức tạp hơn vì khác nhau trên từng bệnh lý. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán xác định sớm, được dùng thuốc đặc trị phù hợp ngay từ đầu, được theo dõi và quản lý tốt, bệnh sẽ được kiểm soát, thậm chí có thể lui bệnh. Trong 20 năm gần đây, đã có rất nhiều thành tựu y học mang tính cách mạng được áp dụng vào thực tế điều trị các bệnh lý viêm khớp hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp cột sống, viêm khớp vô căn ở trẻ em…) làm thay đổi diễn tiến và tiên lượng bệnh, mang lại khả năng lui bệnh, thậm chí lui bệnh hoàn toàn hoặc bền vững.
(theo PGS. TS. BS Lê Anh Thư – Phó Chủ tịch Hội Đau TP. HCM)
XEM THÊM: