Hồi hộp lo âu kéo dài cần phải làm gì?
Hay bị hồi hộp lo lắng ở người khỏe mạnh thường xảy đến khi họ ở trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên, hồi hộp lo âu kéo dài lại có thể là cảnh báo của các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng như bệnh về tim mạch hoặc rối loạn tâm thần kinh.
Hồi hộp lo âu kéo dài ở người bệnh tim
Triệu chứng hồi hộp lo âu kéo dài ở người bệnh tim thường sẽ đi kèm với:
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Phù chân
- Nhịp tim nhanh liên hồi
- Đau tức ngực…
Song, thông thường rất khó để biết chính xác tình trạng hồi hộp lo âu kéo dài là do bệnh lý tim mạch nào dù đôi khi triệu chứng khá rõ ràng, vì thế cần đến gặp bác sĩ để xác định. Các bệnh lý tim mạch thường liên quan bao gồm: bệnh về van tim, bệnh cơ tim và bệnh động mạch vành.
Lời khuyên của bác sĩ: “…Biến chứng tim mạch nói chung đang là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây tử vong đột ngột, vì thế không nên chủ quan khi dấu hiệu hồi hộp lo lắng có biểu hiện kéo dài không dứt, người bệnh cần theo dõi nếu tần suất của triệu chứng dễ lo âu và sợ hãi gia tăng đáng kể, và có đi kèm theo các triệu chứng bệnh tim mạch hay không…”
Hồi hộp lo âu kéo dài ở người bệnh có rối loạn tâm thần kinh
Những trường hợp hay bị hồi hộp lo âu kéo dài nhưng đã loại trừ được nguyên nhân mắc bệnh tim mạch, thì rất có thể người bệnh đã mắc bệnh lý rối loạn tâm thần kinh.
→ Các rối loạn tâm thần kinh có triệu chứng hồi hộp lo âu kéo dài:
- Rối loạn lo âu: hồi hộp lo âu kéo dài mà không rõ nguyên nhân khởi phát được xem là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu. Các rối loạn lo âu gồm nhiều loại khác nhau như: lo âu lan tỏa, cơn hoảng loạn, lo âu và trầm cảm hỗn hợp…
- Trầm cảm: buồn chán, mất ngủ, mất hứng thú, cảm giác bứt rứt khó chịu, thường lo nghĩ bản thân vô dụng, có lỗi, tự hại, có ý định tự sát (trầm cảm nặng) … là những đặc trưng thường gặp ở trầm cảm. Song, trầm cảm ở mỗi người sẽ có biểu hiện theo từng thời điểm khác nhau hoặc thường sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu bệnh sau một giai đoạn rối loạn tâm thần khác.
- Rối loạn thực thể hóa: nếu người bệnh có biểu hiện hồi hộp lo âu kéo dài nhưng điều trị không hết, cùng lúc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau không cụ thể ở các cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là đau tim vùng trước ngực, đau dạ dày vùng thượng vị… nhưng khi thực hiện các xét nghiệm hình ảnh đều không phát hiện được các tổn thương đặc hiệu, thì có thể bác sĩ sẽ chẩn đoán là người bệnh đang mắc phải rối loạn thực thể hóa.
→ Các phương pháp điều trị hồi hộp lo âu kéo dài hiệu quả ở bệnh nhân có rối loạn thần kinh:
- Điều trị dùng thuốc
- Tâm lý trị liệu
- Kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS)
Khi đến khám tại TTYK Vạn Hạnh, các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, đảm bảo tính an toàn và phù hợp vì sẽ dựa vào đặc điểm và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân:
- Đơn trị liệu – 1 phương pháp
- Đa mô thức – phối hợp các phương pháp điều trị