9 lời khuyên quan trọng cho bệnh nhân Parkinson
Tham gia các câu lạc bộ dành cho bệnh nhân Parkinson, giữ tinh thần lạc quan, tập thể dục phù hợp… là một vài cách giúp bệnh nhân Parkinson vượt qua khó khăn do bệnh gây ra.
Bệnh Parkinson làm ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và tinh thần của người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.
Điều trị Parkinson với mong muốn kiểm soát triệu chứng bệnh và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Hiện nay các thuốc điều trị bệnh Parkinson thường có tác dụng tốt trong khoảng 4-6 năm, sau thời gian này các triệu chứng của bệnh càng trở nên khó kiểm soát. Bên cạnh triệu chứng run, bệnh nhân Parkinson còn gặp khó khăn trong việc mất kiểm soát cơ, rối loạn tâm thần, giảm tuổi thọ, ảo giác…
Một số lời khuyên giúp bệnh nhân Parkinson chung sống với bệnh dễ dàng hơn:
- Sống lạc quan, tích cực
Nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống và những người mà mình yêu thương. Quan tâm hơn đến gia đình và bạn bè, làm những gì bạn thích, cảm thấy vui vẻ với cuộc sống hiện tại và làm những việc có ích. Đừng quá tập trung đến bệnh Parkinson mà mất đi niềm vui với các hoạt động khác.
2. Chia sẻ về bệnh Parkinson với gia đình/ bạn bè
Bên cạnh bạn có rất nhiều người thân, bạn bè sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Bạn có thể chia sẻ với họ những khó khăn và những vấn đề bạn đang gặp phải, bạn không nên tự ti để rồi tự cô lập bản thân nhé. bệnh nhân Parkinson
3. Tham gia vào các câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson
Câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson sẽ giúp bạn kết nối với những người có hiểu biết thực sự về bệnh. Đây cũng là nơi để bạn thoải mái chia sẻ cảm xúc với những người có nhiều kinh nghiệm, đồng thời câu lạc bộ cũng đem đến thông tin về bệnh Parkinson bởi các bác sĩ, chuyên gia.
XEM THÊM: Câu lạc bộ Parkinson Lần I tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh
4. Tập thể dục bệnh nhân parkinson
Tập thể dục có thể ngăn chặn được chứng trầm cảm, sa sút trí tuệ và ảnh hưởng tích cực đến bệnh Parkinson. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu cũng giúp tăng tính linh hoạt, cân bằng, kiểm soát cơ cho bệnh nhân Parkinson.
5. Chủ động gặp bác sĩ
Khi bị bệnh, bạn sẽ có nhiều điều lo lắng, hãy chia sẻ với bác sĩ về bệnh tật, thuốc men hoặc yêu cần tư vấn các liệu pháp điều trị khác phù hợp đối với bệnh parkinson.
6. Tìm hiểu các phương pháp luyện tập để kiểm soát tâm lý căng thẳng
Khi cơ thể bệnh, công việc hàng ngày dù đơn giản cũng dễ khiến chúng ta bực bội và căng thẳng. Nhưng hãy lưu ý rằng căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng bệnh Parkinson trong đó có run tay chân. Khi gặp phải tình trạng căng thẳng bạn cần kiểm soát cảm xúc bằng các bài tập thư giãn nhẹ nhàng như ngồi thiền hoặc yoga. bệnh nhân Parkinson
7. Đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ
Khoảng 50% người bệnh Parkinson bị trầm cảm. Vì vậy bạn nên trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm ngăn ngừa bệnh trầm cảm nặng hay chứng lo âu.
8. Niềm tin tôn giáo
Niềm tin tôn giáo có thể giúp nhiều người bệnh thêm niềm tin vào bản thân, hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống và giúp họ chung sống với bệnh dễ dàng hơn.
9. Tham gia vào các nhóm tình nguyện
Hãy quên đi những mặc cảm bệnh tật và tham gia vào các hoạt động giúp tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh Parkinson.
Điều trị bệnh Parkinson không chỉ dùng thuốc mà phải phối hợp nhiều giải pháp trong điều trị. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị để kiểm soát triệu chứng của bệnh và hạn chế biến chứng do bệnh gây ra.
Trung tâm hy vọng những lời khuyên hữu ích trên sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
(theo neurology.about.com)
Điều trị bệnh Parkinson tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh
Bệnh Parkinson là một trong các bệnh lý về rối loạn vận động. Tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, chuyên gia về rối loạn vận động sẽ theo dõi tình trạng bệnh để đưa ra chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho bạn.
Để biết thêm về các liệu pháp đa mô thức sẵn có của điều trị hỗ trợ và thay thếđược áp dụng tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, hãy theo dõi fanpage Trung tâm y khoa Vạn Hạnh trong bài tiếp theo hoặc liên hệ hotline 0867 01 09 08 nhé.
Các xét nghiệm bao gồm chụp cộng hưởng từ, có thể giúp phát hiện các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh. Mỗi lần thăm khám bạn sẽ được hỏi các câu hỏi tiêu chuẩn về các triệu chứng, các loại hoạt động thường ngày, các tác dụng phụ của thuốc nếu có. Bằng cách đặt các câu hỏi lặp lại, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của bạn.
Khi đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định phương thức điều trị để kiểm soát triệu chứng tốt nhất cho bệnh nhân Parkinson.
PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng – Nghiên cứu viên về bệnh Parkinson và Rối loạn vận động tại Đại học Y khoa California Irvine (1996) và Beth Israel Deaconess Medical Center (2001).
Ông là người Việt Nam đầu tiên đã triển khai kỹ thuật tiêm Botulinum toxin tại Việt Nam từ 1998 và triển khai kỹ thuật kích thích não sâu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2012.
ThS.BS. Nguyễn Anh Diễm Thúy – đã tham gia phẫu thuật kích thích não sâu cho bệnh nhân Parkinson từ năm 2012.
Nếu các bạn có thắc mắc nào, xin hãy để lại tin nhắn trên Facebook hoặc liên lạc với chúng tôi:
Địa chỉ: 159 Trần Quốc Thảo, Phường 09, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 028 35 354 096 – 028 35 35 4098
CSKH: 0867 01 09 08
Email: ykhoavanhanh@gmail.com
Website: www.ykhoavanhanh.vn