5 thắc mắc của mẹ bầu về tình trạng mất ngủ khi mang thai
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là vấn đề mà đa số các bà bầu hay gặp phải. Sở dĩ có tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố của thai phụ cũng như những thay đổi về mặt tâm lý khi chuẩn bị đón đứa con yêu của mình chào đời.
Mất ngủ khi mang thai bắt đầu từ khi nào?
Khó ngủ trong suốt thai kỳ là điều hết sức bình thường của các bà bầu. Nhưng nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thường xuyên sẽ khiến cho các thai phụ mệt mỏi và khó chịu. Theo thống kê có khoảng 50% tình trạng mất ngủ ở thai phụ sẽ diễn ra vào tam cá nguyệt thứ hai đến tam cá nguyệt thứ 3 khi mà các thay đổi về tâm sinh lý bắt đầu rất rõ rệt và thai nhi ngày càng phát triển, bụng ngày càng to khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp. Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai cũng có thể xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất bởi tình trạng ốm nghén của thai phụ, có thể xảy ra bất kể ngày hay đêm hoặc nhu cầu đi tiểu liên tục cũng có thể gián đoạn giấc ngủ của thai phụ và bạn bắt đầu lo lắng rằng mất ngủ có thể gây hại cho em bé của bạn thì hãy yên tâm rằng điều đó sẽ không xảy ra. Đôi khi chỉ cần bạn cố gắng hết sức để buông xuống sự lo lắng của mình cũng có thể khiến bạn ngủ được.
Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai
Giống như hầu hết các vấn đề khó chịu khác liên quan đến mang thai, mất ngủ một phần có thể do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng cùng với những yếu tố thông thường này, các yếu tố khác cũng là nguyên nhân làm bạn tỉnh táo vào ban đêm bao gồm:
- Đi vệ sinh thường xuyên.
- Các triệu chứng ợ chua, táo bón hoặc ốm nghén khi mang thai.
- Đau nhức cơ thể bao gồm có thể là đau đầu, đau dây chằng, đau ngực.
- Chuột rút hoặc hội chứng chân không yên.
- Những giấc mơ hoặc các cơn ác mộng.
- Không tìm được tư thế thoải mái với cái bụng ngày càng lớn.
- Em bé xoay chuyển, đá, đạp, nhào lộn trong bụng mẹ.
- Lo lắng và căng thẳng về vấn đề sinh nở cũng như áp lực từ cuộc sống, công việc cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề mất ngủ khi mang thai.
Mất ngủ khi mang thai kéo dài bao lâu
Khó ngủ và thậm chí mất ngủ trong khi bạn mang thai có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Bạn có thể phải đối mặt với tình trạng này trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc tới tận khi sinh, không có một thời gian kết thúc cụ thể nào nên thay vì để tình trạng này làm áp lực lên tâm lý bạn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn, cải thiện vấn đề rối loạn giấc ngủ khi mang thai.
Mất ngủ khi mang thai có hại không?
Tuy khoa học đã chứng minh giấc ngủ của người mẹ và thai nhi là hoàn toàn độc lập nhưng việc ngủ không đủ giấc liên tục hoặc mất ngủ mãn tính sẽ có những liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ, căng thẳng và trầm cảm. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều cũng tăng nguy cơ sinh con quá lớn hoặc sinh con nhỏ so với tuổi của nó. Các vấn đề về giấc ngủ vào cuối thai kỳ cũng liên quan đến việc chuyển dạ lâu hơn và khả năng mổ lấy thai cũng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm: Mất ngủ gây ra hậu quả gì? Ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống?
Cách ngăn ngừa chứng mất ngủ khi mang thai
- Tạm gác lại những cảm xúc: nếu bạn có nhiều sự lo lắng trong cuộc sống, công việc, bạn hãy tâm sự nó với người bạn đời của mình hoặc bạn cũng có thể viết ra giấy những suy nghĩ ấy. Thiền cũng là một phương pháp để bạn tạm loại bỏ những sự lo lắng, căng thẳng.
- Tránh các thức uống có chất kích thích như: trà, cafe, socola…
- Tăng cường các thực phẩm có nhiều vitamin B như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám để giúp ngủ ngon hơn.
- Chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ để tránh áp lực lên dạ dày, khiến dạ dày làm việc quá tải, gây ợ nóng dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai.
- Ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ. Bữa ăn nên cách giờ ngủ khoảng 2 đến 3 giờ để dạ dày có thể tiêu hoá được hết thức ăn. Và đầu giờ tối không nên uống quá nhiều nước để tránh đi tiểu vào ban đêm.
- Tạo thói quen ngủ: cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một khung giờ mỗi ngày. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tập các tư thế yoga nhẹ nhàng, tắm nước ấm, mát-xa, thư giãn trước khi ngủ.
- Không sử dụng điện thoại, máy tính, xem tivi trước khi ngủ bởi ánh sáng xanh sẽ làm bạn tỉnh táo. Tắt nguồn 1 giờ trước khi ngủ.
- Phòng ngủ nên sạch sẽ, thoáng mát, không gian ngủ nên tối và yên tĩnh sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn cũng góp phần tránh mất ngủ khi mang thai.
- Nên tập thói quen ngủ nằm nghiêng bên trái, uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên cao, sẽ giúp thai phụ ngủ thoải mái hơn vì làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng máu cung cấp cho tim, làm giảm hội chứng huyết áp thấp và giúp tuần hoàn máu tới thai tốt hơn.
- Sắp xếp những bữa nghỉ ngơi ngắn trong ngày để cơ thể có thể hồi phục và không gây quá mệt mỏi trong thai kỳ. Tuy nhiên ngủ nghỉ quá nhiều vào ban ngày sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả những phương pháp trên mà vấn đề mất ngủ khi mang thai của bạn cũng không thể cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhờ sự trợ giúp về chuyên khoa và được hướng dẫn các biện pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Trung tâm y khoa Vạn Hạnh cũng là một điểm trị liệu hiệu quả cho những người đang bị mất ngủ khi mang thai bởi Trung tâm Vạn Hạnh sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm, trình độ chuyên và nghiệp vụ cao. Các bác sĩ của trung tâm đều được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tất cả các bác sĩ đều có chứng chỉ và bằng cấp về chuyên môn phụ trách. Thành tích trong học tập, nghiên cứu, khám và chữa bệnh rất đáng nể.
PGS.Ts.Bs Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.
Ths.Bs Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.
- Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh, điển hình là bệnh Parkinson.
- Bs. Lê Thị Tuyết Nhung: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
- Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
- Bs.CK! Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
- Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
- Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
- Ts.Bs Võ Văn Sĩ: Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình