5 dấu hiệu đau lưng báo hiệu thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Có thể được báo hiệu/ ảnh báo thông qua các triệu chứng đau lưng như đau dữ dội, đau lan….
Nếu người bệnh nhận biết được sớm thông qua các cảnh báo của cơn đau lưng có thể phòng tránh bệnh chuyển biến nặng.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là tình trạng xảy ra khi một phần của đĩa đệm cột sống đi ra khỏi vị trí ban đầu (nặng), và chèn ép lên dây thần kinh hoặc thần kinh sống, gây ra triệu chứng đau và làm giảm chức năng của các thần kinh liên quan.
Nguyên nhân: Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do quá trình mòn mỏng và hỏng hóc của đĩa đệm trong cột sống. Khi đĩa đệm bị hỏng, nó có thể bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường.
Triệu chứng: Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng lan ra chân (đau thần kinh tọa), tê bì chân hoặc bị yếu, khó khăn trong việc di chuyển, cảm giác bị mất trên một phần của cơ thể, và thậm chí có thể gây ra vấn đề về kiểm soát tiểu tiện.
Chẩn đoán: Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thường dựa trên việc tập hợp các triệu chứng của bệnh nhân để đánh giá, kiểm tra thể lực và sử dụng các phương pháp hình ảnh như chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) để xác định vị trí và mức độ chèn ép.
5 dấu hiệu đau lưng cảnh báo/ nhận biết
1. Đau lưng dữ dội: Cơn đau âm ỉ và không thuyên giảm. Đau kéo dài với cường độ dữ dội khiến người bệnh bị hạn chế tầm hoạt động.
2. Cơn đau lan tỏa: Đau lưng do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thường sẽ đau không chỉ tập trụng ở vị trí cục bộ, mà đau nhức có thể lan ra các vị trí xung quanh, cụ thể đau lan xuống tay, chân, hông, vai…
3. Đau kèm yếu chân đột ngột: Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng rất hay gặp phải triệu chứng yếu chân đột ngột (đau thần kinh tọa).
4. Đau lưng và tê bì tay chân: Đi kèm với cơn đau lan xuống tay và chân, bệnh nhân có thể sẽ bị tê bì và có cảm giác khó chịu khi cảm nhận đau.
5. Đau tăng khi ngồi, cằm, ho…
Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Điều trị không phẫu thuật: Đa phần các trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh phát hiện sớm có thể được điều trị bằng cách tập trung vào giảm đau và tăng cường cơ bắp xung quanh để hỗ trợ cột sống. Các phương pháp thông dụng và được khuyến khích điều trị:
- Vật lý trị liệu – Dùng máy kết hợp các bài tập dưới sự hướng dẫn của kxy thuật viên
- Dùng thuốc (kết hợp các phương pháp không dùng thuốc)
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) – Giảm đau 50% trong vòng 24h sau khi tiêm (liệu trình: tối đa 3 mũi)
- Phong bế thần kinh – Giảm đau và tê 50% -> 70% sau 1 lần phong bế – Hiệu quả ở các trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nặng
Phẫu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc không phản ứng với phương pháp điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật có thể được xem xét để loại bỏ phần đĩa đệm bị dồn lên chèn ép thần kinh.
Song, bệnh nhân cần lưu ý rằng, với mỗi tình trạng cụ thể đều cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc chuyên gia liên quan để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Đặt lịch khám tại đây hoặc đăng ký tư vấn về lịch khám qua số HOTLINE 0867 01 09 08
Đội ngũ bác sĩ đầu ngành chuyên khoa cơ xương khớp với kinh nghiệm trên 20 năm tại TTYK Vạn Hạnh:
- BS Võ Văn Sĩ – Tiến sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình Cột sống Đại học Y Dược TPHCM, Nguyên Trưởng khoa cột sống Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
- BS Lê Thị Tuyết Nhung – Nguyên Phó trưởng khoa Khớp BV Chấn thương chỉnh hình
- THS.BS Trương Hoàng Huy – Điều trị bệnh Cơ Xương Khớp, Cột sống, Chấn thương thể thao, Chuyên Gia về Y học tái tạo