Tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP) trong điều trị đau
Tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP) được xem là liệu pháp sinh học an toàn nhất hiện nay khi được ứng dụng trong điều trị đau.
Các trường hợp bệnh nhân có thể tiêm huyết tương tiểu cầu là khi bị đau nhức do các nguyên nhân bệnh lý cơ xương khớp hoặc đau do rễ thần kinh, nhưng cần lưu ý, để dò được dây thần kinh và xác nhận nguyên nhân đau do rễ, bệnh nhân sẽ cần trước tiên thực hiện thủ thuật phong bế thần kinh để kiểm tra, sau đó sẽ tiêm huyết tương vào rễ thần kinh gây đau.
Tìm hiểu về phương pháp tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP)
Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich Plasma -PRP) là một chế phẩm được tạo ra từ máu tự thân của bệnh nhân sau khi được tách, loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và làm giàu nồng độ tiểu cầu lên nhiều lần (2-8 lần) so với nồng độ tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi.
Nhờ đó, khi PRP được tiêm vào chỗ đau, với lượng protein được tăng cường sẽ giúp thúc đẩy được nhanh chóng sự phát triển mô tế bào và tự chữa lành vết thương:
- Kháng viêm và giảm đau
- Bảo vệ, không để lây lan thương tổn đến các khu vực còn lành lặn
- Giảm dần sự tiến triển của bệnh theo các giai đoạn
- Thúc đẩy quá trình sửa chữa
Ưu điểm nổi bật của liệu pháp tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP):
- Có tính an toàn cao do lấy máu tự thân nên sẽ không gặp nguy cơ không tương thích
- Được chứng nhận giúp tăng cường đáng kể quá trình chữa viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp tối đa chỉ sau 2 -3 lần tiêm, thậm chí, nhiều bệnh đã phản hồi giảm được đau nhức đáng kể (đến hơn 50%) chỉ sau mũi tiêm đầu tiên tại TTYK Vạn Hạnh.
- Hiếm xảy ra các trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ như nhiễm trùng, đau dây thần kinh và tổn thương mô
- Được phát hiện có hiệu quả làm giảm nhu cầu sử dụng nhiều loại thuốc uống chống viêm, kể cả các loại thuốc mạnh hơn như opioid
- Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm
Trường hợp nào bệnh nhân cần tiêm PRP?
Đau do bệnh lý cơ xương khớp
- Thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối
- Viêm khớp
- Thương tích cơ cấp tính
- Chấn thương thể thao bao gồm cơ và khớp
- Chấn thương gân mãn tính (khuỷu tay tennis, đầu gối vận động viên nhảy cầu)
- Rách gân và viêm gân
- Tổn thương dây chằng
Đau rễ thần kinh (nguyên nhân đau được xác nhận sau khi phong bế thần kinh)
- Đau cổ vai gáy cấp tính và mạn tính
- Đau lưng mạn tính
- Đau khớp
Quy trình tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP) tại TTYK Vạn Hạnh
Khi đến phòng khám YK Vạn Hạnh để thực hiện tiêm huyết tương tiểu cầu, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:
Bước 1: Lấy máu.
Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.
Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương tiểu cầu.
Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.
Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.
Bước 3: Thu thập huyết tương.
Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.
Bước 4: Tiêm huyết tương tiểu cầu vào vị trí đau
Các bác sĩ một lần nữa sẽ sử dụng hình ảnh để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, huyết tương sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.
♦ Một số điều bệnh nhân cần lưu ý trước khi tiêm
- Ít nhất năm ngày (tốt nhất là 2 tuần) trước khi tiêm PRP, người bệnh hãy ngừng thuốc uống chống viêm/ chống sưng
- Trong khoảng một tuần trước khi thực hiện, không nên sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào khiến máu bị loãng
- Từ một tháng đến 6 tuần trước khi làm thủ thuật, không dùng cortisone và các loại thuốc tiêm steroid
- Vào ngày tiêm PRP, ăn đầy đủ, hạn chế ăn vặt và nhớ uống thật nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân thường sẽ được khuyến khích tập thể dục vận động trước khi lấy máu vì có thể sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.