Dân văn phòng và nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ

van hanh

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính rất phổ biến, tiến triển chậm và thường xuất hiện ở người lớn tuổi từ 40 đến 50 tuổi hoặc những người hay làm các công việc đòi hỏi vận động mạnh, gây ảnh hưởng đến sụn khớp ở đốt sống cổ.

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vì thói quen sinh hoạt không khoa học, ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng trẻ hóa và trở nên phổ biến, đặc biệt là ở nhóm nhân viên văn phòng.

Dân văn phòng và nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ

Tại sao dân văn phòng dễ mắc thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng lên. Tuy nhiên, những thói quen không tốt của dân văn phòng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này từ sớm.

Trong thời đại công nghệ hiện đại, hầu hết những người làm công việc văn phòng phải ngồi trước máy tính suốt nhiều giờ liền. Sau một ngày làm việc cũng không dành thời gian vận động, tập thể dục thể thao. Thói quen này có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.

Việc ngồi cúi gập cổ, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài và không ngồi thẳng lưng gây áp lực lên các nhóm cơ, đĩa đệm ở cổ và lưng, làm gia tăng tốc độ thoái hóa.

Nhận biết một số biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể có nhiều biểu hiện khác nhau. Ban đầu, họ có thể gặp tình trạng đau mỏi, cứng cổ, không thể xoay cổ và triệu chứng đau tăng dần lên.

Những biểu hiện khác có thể là đau đầu quanh vùng thái dương, trán và hai hốc mắt, cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể lan đến đỉnh đầu, gây đau vai, tê tay và mất cảm giác. Cơn đau có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây yếu tứ chi, rối loạn dây thần kinh thực vật và thậm chí gây bại liệt.

Việc lạm dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng cũng không phải là giải pháp tốt, vì có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như thủng dạ dày, suy gan, nhồi máu cơ tim và đột quỵ…

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng

Tuy nhiên, có những biện pháp phòng ngừa mà chúng ta có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng, bao gồm:

Duy trì tư thế ngồi đúng: Khi ngồi làm việc, cần duy trì tư thế ngồi đúng, thẳng lưng, thẳng đầu, không cúi gập cổ và không ngửa đầu ra sau. Đặt cánh tay ở hai bên, khuỷu tay tạo góc 90 độ với bàn làm việc và sử dụng ghế có đệm lưng tốt để hỗ trợ tư thế ngồi.

Đảm bảo độ cao của bàn, ghế và màn hình làm việc phù hợp với chiều cao của cơ thể, độ dài của lưng, như vậy có thể ngồi đúng tư thế mà không hạn chế tầm nhìn hoặc gây cản trở trong quá trình làm việc.

Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân đối cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng. Hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và đồ uống có ga. Hạn chế bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ.

Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao: Hãy tạo thói quen tích cực vận động và tập luyện thường xuyên để duy trì sự mạnh khỏe và linh hoạt của cơ bắp và xương. Các hoạt động và bài tập như yoga, bơi lội, đi bộ nhanh hoặc chạy bộ, xoay cổ… đều có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đốt sống cổ. Ngoài ra, hãy thực hiện các bài tập giãn cơ cổ và vai thường xuyên để giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt của cơ và khớp xung quanh vùng cổ.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) điều trị thoái hóa khớp

tiêm prp điều trị chấn thương thể thao

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP – Platelet-rich Plasma) là một liệu pháp sinh học được sử dụng để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Phương pháp này tận dụng khả năng tái tạo và phục hồi tự nhiên của cơ thể bằng cách sử dụng các yếu tố tăng trưởng có trong huyết tương giàu tiểu cầu.

Nguyên lý hoạt động của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu là sử dụng máu của bệnh nhân để chiết tách huyết tương giàu tiểu cầu. Đầu tiên, một lượng nhỏ máu được lấy từ người bệnh. Sau đó, mẫu máu này được đưa vào quá trình ly tâm để tách những thành phần khác nhau của máu ra khỏi nhau.

Quá trình ly tâm giúp tách lớp huyết tương giàu tiểu cầu, với nồng độ tiểu cầu tăng gấp 6-10 lần so với nồng độ thông thường. Huyết tương giàu tiểu cầu này sau đó được tiêm trực tiếp vào vị trí thương tổn, như các khớp bị thoái hóa.

Một số ưu điểm khi điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là:

  • Tận dụng khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, làm chậm quá trình thoái hóa, đẩy nhanh phục hồi các mô, tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch nhờn, giảm ma sát các khớp tăng khả năng vận động.
  • Hỗ trợ giảm đau, giảm viêm ở các khớp bị thoái hóa
  • Tính an toàn cao do lấy máu tự thân, không gặp phải tình trạng bài trừ hoặc không tương thích, không có tác dụng phụ hoặc biến chứng
  • Hạn chế được những phẫu thuật chưa cần thiết, tiết kiệm chi phí
  • Đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận.
Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh có đội ngũ bác sĩ cơ xương khớp đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ thuật huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) cùng với cơ sở vật chất đạt chuẩn – phòng tiêm vô trùng, trang thiết bị hiện đại, cập nhật theo xu hướng quốc tế, đã thành công ghi nhận hơn 2000 lượt bệnh nhân thực hiện liệu pháp (2021-2022).

Tham khảo thông tin về liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tại Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh TẠI ĐÂY.

Đội ngũ Bác sĩ, Chuyên gia tại Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh.

Liên hệ Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh:

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close