Giảm trí nhớ hậu Covid có thật không?
Giảm trí nhớ hậu Covid
Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 chia sẻ rằng họ gặp các vấn đề về trí nhớ như: hay quên, khó tập trung, dễ phân tâm, hay thất lạc đồ, suy nghĩ chậm chạp hơn… Vậy chứng suy giảm trí nhớ hậu Covid có thật không?
Bạn thường hay quên? Giảm trí nhớ hậu Covid
Theo Hindistan Times, nhiều người sau khi khỏi Covid-19 gặp phải nhiều vấn đề về trí nhớ nói trên khiến họ rất khó chịu, mệt mỏi Giảm trí nhớ hậu Covid
Trong đó, rối loạn chức năng não bộ hay rối loạn chức năng nhận thức là một trong những triệu chứng phổ biến hậu Covid. Hầu hết người bệnh cho biết các triệu chứng này kéo dài trong nhiều tháng.
Một số người chia sẻ họ cảm thấy khó ghi nhận thông tin và gặp khó khăn khi sử dụng những thông tin đó để đưa ra quyết định, hoặc quên điều gì vừa xảy ra, quên uống thuốc hoặc quên rằng mình đang định làm gì…
Bạn khó tập trung vào một việc? Giảm trí nhớ hậu Covid
Các vấn đề về khả năng chú ý cũng xảy ra ở người bệnh hồi phục sau Covid. Ví dụ như khó tập trung, dễ sao nhãng, không bắt kịp nhịp độ nói chuyện của người khác, ngoài ra rất dễ bị phân tâm khi cố gắng tập trung vào một việc.
Tiến sĩ Praveen Gupta, Trưởng khoa Thần kinh, Viện nghiên cứu Trí nhớ Fortis, Gurugram (Ấn Độ), cho biết nếu bạn bị mất trí nhớ, sương mù não, rối loạn chức năng đột ngột ở các bộ phận cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ thần kinh sớm nhất.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Gupta cũng đưa ra một vài lời khuyên để giúp cải thiện khả năng suy nghĩ, tăng cường trí nhớ hiệu quả: Giảm trí nhớ hậu Covid
– Bổ sung vitamin B12: Hãy kiểm tra tuyến giáp và nồng độ vitamin B12 trong cơ thể. Ăn nhiều trái cây, salad và sữa để bổ sung hàm lượng vitamin B12, duy trì chức năng não.
– Ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chú ý đến giấc ngủ của bạn.
– Kiểm soát căng thẳng để cải thiện chức năng não bộ: Covid có thể tác động đáng kể đến các chất dẫn truyền của não bộ, gây lo lắng và mất ngủ, cũng dẫn đến rối loạn các chất dẫn truyền trí nhớ trong não.
Tiến sĩ Gupta cho biết: “Người bệnh hay quên, rối loạn chức năng nhận thức, thiếu chú ý, cũng đừng suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật để tránh làm tiêu hao chất dẫn truyền của não. Hãy ưu tiên những việc quan trọng, điều trị lo âu để cải thiện chức năng não bị rối loạn do căng thẳng gây ra”. Giảm trí nhớ hậu Covid
Chuyên gia cũng khuyên mọi người nên thư giãn, tham gia vào các trò chơi giải trí để mang lại cảm giác vui vẻ góp phần trẻ hóa não bộ, bảo vệ khỏi các rối loạn chức năng do căng thẳng gây ra.
Tại Trung tâm y khoa Vạn Hạnh, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, người bệnh sẽ được:
- Tư vấn, đánh giá thang điểm suy giảm trí nhớ MMSE, test vẽ đồng hồ, test MoCA (tùy bác sĩ chỉ định);
- CT, MRI Não (tùy bác sĩ chỉ định);
- Xét nghiệm huyết học và sinh hóa (NGFN; xét nghiệm B1, B6, B12; xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng; xét nghiệm tuyến giáp; xét nghiệm thuốc trong huyết thanh);
- Điện não đồ…
- Tư vấn hướng điều trị phù hợp (kết hợp tư vấn tâm lý trị liệu CBT, thiền trị liệu, điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc như liệu pháp phản hồi sinh học LẦN ĐẦU ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI MIỀN NAM, phong bế thần kinh…) Giảm trí nhớ hậu Covid
Tầm soát suy giảm trí nhớ ở những người đã từng nhiễm Covid bao gồm cả những người đã tiêm vaccine là cần thiết để chúng ta có những can thiệp kịp thời về việc suy giảm trí nhớ.