Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Đôi khi lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống, liên quan đến vấn đề sức khỏe, tiền bạc hoặc các vấn đề gia đình. Nhưng rối loạn lo âu không chỉ liên quan đến sự lo lắng hay sợ hãi tạm thời. Đối với những người mắc rối loạn lo âu, sự lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày như thực hiện công việc, học tập và các mối quan hệ.
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo lắng lan tỏa với cường độ liên tục, người bệnh khó kiểm soát được các lo lắng trong bất kì tình huống nào dù là đột ngột, bất ngờ hay đã phần nào được biết trước.
Đặc tính của rối loạn lo âu khác so với lo âu thông thường là sự lo lắng, hoảng loạn sẽ vẫn kéo dài ngay cả khi tình huống đã diễn ra và sau khi tình huống đã giải quyết ổn thỏa.
Các rối loạn lo âu thường gặp
Rối loạn lo âu lan tỏa:
Hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể, là sự lo âu, lo lắng quá mức nhiều sự kiện, hoạt động. Một người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thường sẽ lo lắng nhiều chủ đề như công việc, trường học, tài chính, kéo dài trong nhiều tháng (ít nhất 6 tháng) và họ thường khó kiểm soát được lo âu của mình. Cảm giác lo lắng có thể xảy ra ngay cả khi không có lý do chính đáng để lo lắng. Việc lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cũng như các hoạt động hằng ngày.
Rối loạn hoảng loạn:
Biểu hiện chính là những cơn hoảng sợ, tâm lý người bệnh bị cảm giác sợ hãi cực độ chi phối. Cơn hoảng sợ thường ngắn và đột ngột, gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể như đau tim, khó thở, đau ngực…Người bệnh có xu hướng tránh xa những nơi có cơn hoảng sợ xảy ra.
Rối loạn lo âu xã hội:
Đây là một rối loạn lo âu được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi mãnh liệt, dai dẳng khi bị người khác theo dõi và đánh giá. Đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, nỗi sợ hãi về các tình huống xã hội có thể cảm thấy mãnh liệt đến mức dường như vượt quá tầm kiểm soát của họ. Đối với một số người, nỗi sợ hãi này có thể cản trở việc đi làm, đi học hoặc làm những việc hàng ngày.
Triệu chứng của rối loạn lo âu
Người mắc rối loạn lo âu sẽ có các triệu chứng thường gặp sau đây:
- Tim đập nhanh
- Cơ bắp căng thẳng
- Khô miệng, chóng mặt, buồn nôn
- Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường
- Cảm giác lạnh, tê tay chân
- Đổ mồ hôi, cảm giác châm chích, ngứa ran
- Không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ…
Nguyên nhân gây bệnh
Thường rất khó để bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở một người, nhưng có một số yếu tố nguy cơ dễ khiến một cá nhân mắc rối loạn lo âu hơn người khác.
- Do di truyền: Rối loạn lo âu cũng có yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử mắc các rối loạn tâm thần thì con cái sẽ có nguy cao cơ gặp phải bệnh này.
- Yếu tố tâm lý: Sang chấn tâm lý ở thuở nhỏ, nét tính cách dễ lo âu…
- Yếu tố môi trường, xã hội: Stress kéo dài, những căng thẳng từ trong gia đình, môi trường sống, môi trường làm việc…
- Các yếu tố sinh hóa thần kinh khác
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Sự lo lắng, lo âu và sợ hãi dần bị mất kiểm soát và xảy ra thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc/ học tập và các mối quan hệ trong cuộc sống
- Nhận thấy có sự xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu bệnh tâm thần khác như trầm cảm, mất ngủ…
- Bắt đầu sử dụng các loại chất kích thích hoặc uống nhiều rượu bia để giải tỏa lo âu và căng thẳng
- Luôn bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng ngay cả khi đang trong thời gian nghỉ ngơi hoặc ngay cả trước khi ngủ
Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu tại TTYK Vạn Hạnh
Điều trị rối loạn lo âu thường kết hợp điều trị thuốc và liệu pháp tâm lý:
- Liệu pháp tâm lý: liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn nhận ra và thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi dẫn đến cảm giác lo âu.
- Thuốc: thuốc điều trị giúp ổn định lại các chất dẫn truyền thần kinh, tuy nhiên điều trị rối loạn lo âu có thể mất vài tuần hiệu quả điều trị mới có tác dụng.
Ngoài ra, TTYK Vạn Hạnh vừa nhập mới và cho triển khai, đưa vào hoạt động loại máy kích thích từ trường xuyên sọ (rTMS) – công nghệ kỹ thuật mới của y học Việt Nam từ tháng 07 năm 2022. Tính đến nay, máy rTMS đã có lượng bệnh nhân đăng ký và tham gia liệu trình điều trị trầm cảm kết hợp tâm lý trị liệu/ dùng thuốc tăng cao ở những tháng đầu và vẫn có những sự gia tăng ổn định kéo dài cho đến thời điểm hiện tại.
Nhiều bệnh nhân cho biết, sau khi hoàn thành một liệu trình đơn trị liệu bệnh trầm cảm với máy rTMS, họ nhận thấy các triệu chứng lo âu đi kèm và mất ngủ cũng được thuyên giảm.
Các mô hình điều trị rối loạn lo âu tại TTYK Vạn Hạnh:
→ Dùng thuốc kết hợp Tâm lý trị liệu
→ Dùng thuốc kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
→ Tâm lý trị liệu kết hợp Kích thích từ trường (TMS)
Theo đó, các ghi nhận về phản hồi tại trung tâm còn cho thấy đa phần bệnh nhân rất hài lòng với các mô hình điều trị này.
Các chỉ định sử dụng máy sẽ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị bệnh của các bác sĩ chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, do đó sẽ đảm bảo được quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu và an toàn cho bệnh nhân.
* Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh điều trị rối loạn lo âu tại TTYK Vạn Hạnh
- BS CKI Nguyễn Đào Uyên Trang
- BS CKI Trần Nguyễn Khánh Minh
- BS CKI Đào Thị Thu Hương
- Chuyên gia tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân