Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

van hanh

Một số bệnh lý về thần kinh, tâm thần hoặc cơ xương khớp… có thể dẫn đến mất ngủ hoặc có thể ngược lại. Nhưng đôi khi các biểu hiện của mất ngủ cũng có thể xuất hiện do dùng thuốc hoặc stress, căng thẳng khi điều trị bệnh sẵn có.

Vì thế, để có thể chắc chắn bản thân không phát sinh thêm các bệnh lý không mong muốn, người bệnh nên tìm đến thăm khám sớm với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn.

Khái quát về mất ngủ

Mất ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức giấc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được.

♦  Phân loại:

  • Mất ngủ đầu hôm: thường khó đi vào giấc ngủ và mất hơn 30 phút mới ngủ được
  • Mất ngủ giữa đêm: không duy trì được giấc ngủ, ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu
  • Mất ngủ cuối hôm: thức dậy sớm hơn so với bình thường trước đây ít nhất 30 phút và tổng thời gian ngủ nhỏ hơn 6,5 tiếng

♦  Các biểu hiện thường gặp khác của bệnh mất ngủ:

  • Cảm thấy mệt mỏi và thiếu giấc sau một đêm ngủ
  • Xuất hiện những lo lắng liên tục về giấc ngủ
  • Gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Gia tăng lỗi hoặc tai nạn
  • Khó tập trung…

mất ngủ là dấu hiệu bệnh gì

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân thông thường như: stress, căng thẳng, vệ sinh giấc ngủ không tốt, sử dụng chất kích thích…, người bệnh còn có thể bị mất ngủ với các nguyên nhân về vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như mắc phải một số bệnh lý sau:

  • Viêm khớp: viêm khớp là bệnh thường xuyên gây đau nhức, khiến người bệnh lo lắng, khó chịu trong người và dẫn đến các biểu hiện của mất ngủ giữa đêm. Hơn thế, nếu duy trì tình trạng mất ngủ trong thời gian dài còn có thể làm tăng thêm các triệu chứng của viêm khớp.
  • Bệnh lý về tim mạch: trong nhiều trường hợp người mắc các bệnh liên quan đến tim và phổi cũng có nguy cơ cao bị mất ngủ.
  • Đái tháo đường: Đái tháo đường khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, lượng glucose tăng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Dấu hiệu đặc trưng của đái tháo đường là mệt mỏi, mất ngủ và sụt cân nhanh chóng.
  • Bệnh tiêu hóa: Các bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng khó tiêu, ợ hơi khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, trằn trọc khi ngủ.
  • Bệnh lý tâm thần: Các rối loạn tâm thần như trầm cảm/ rối loạn lo âu có mối quan hệ mật thiết với mất ngủ. Mất ngủ rất dễ dẫn đến trầm cảm/ rối loạn lo âu hoặc ngược lại.
  • Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, giấc ngủ kinh hoàng … cũng gây ra mất ngủ.

Do đó, nếu người bệnh bị mất ngủ, có nghi ngờ về các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý kể trên thì hãy đến gặp ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn.

Tác hại của bệnh mất ngủ

Mất ngủ gây tổn hại đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh như:

  • Không thể tập trung và phản ứng chậm với các nhiệm vụ trong công việc, học tập hoặc sinh hoạt thường ngày
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải và kém linh hoạt, khó khăn trong tham gia các hoạt động thể chất
  • Tinh thần không tỉnh táo, dễ cáu gắt, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ và rơi vào trạng thái trầm tư… ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, khó duy trì các mối quan hệ xã hội…

Các phương pháp điều trị mất ngủ tại TTYK Vạn Hạnh

TTYK Vạn Hạnh hiện điều trị mất ngủ chủ yếu bằng các phương pháp:

→  Tâm lý trị liệu:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp kiểm soát sự kích thích
  • Kỹ thuật thư giãn
  • Liệu pháp hạn chế ngủ
  • Duy trì nhận thức thụ động

→  Dùng thuốc

→  Kích thích từ trường (TMS): Trong nhiều trường hợp gần đây tại YK Vạn Hạnh, khi bệnh nhân được ứng dụng TMS để điều trị bệnh trầm cảm đã cho thấy các kết quả khả quan khi có thể giảm thiểu được cả các triệu chứng của mất ngủ đi kèm. Song, theo đó, các chỉ định TMS hỗ trợ điều trị mất ngủ kết hợp với phương pháp dùng thuốc hoặc tâm lý trị liệu được triển khai thực hiện và có các cải thiện đáng kể trên nhiều bệnh nhân. Vì thế, người bệnh mất ngủ khi đến thăm khám tại trung tâm có thể trao đổi với bác sĩ khoa tâm thần hoặc tâm lý gia để trải nghiệm liệu pháp này.

Đây là những phương pháp có thể kết hợp tổng hợp để nhằm cho bệnh nhân nhanh chóng đạt được giấc ngủ ngon, cân bằng trong cuộc sống. Khi kết quả ban đầu khả quan, bệnh nhân vững niềm tin thì kết quả và quy trình điều trị về sau giảm thiểu sự khó khăn.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây mất ngủ đến từ các bệnh lý đau thần kinh hoặc cơ xương khớp mạn tính, nhưng chưa từng được thăm khám và điều trị trước đó, có thể điều trị kết hợp với các phương pháp sau:

>          Vật lý trị liệu dùng thuốc hoặc không dùng thuốc

>          Tiêm Botox Botulinum trong đau mạn tính, đặc biệt là đau cơ sợi, hội chứng đau màng cân cơ…

>          Tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP) hoặc Tiêm Tế bào gốc  điều trị thoái hóa khớp

 

Xem thêm:

Kích thích từ trường xuyên sọ trong điều trị Đau – Tâm thần kinh


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close