Top 6 nguyên nhân mất ngủ tuổi dậy thì và cách khắc phục

van hanh

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay. Mất ngủ tuổi dậy thì là thực trạng đáng lo ngại bởi các em được ví von là tuổi ăn, tuổi ngủ. Việc mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng học tập của các em. Tại sao lại xuất hiện tình trạng mất ngủ khi các em đang ở độ tuổi trẻ như vậy?

Nguyên nhân mất ngủ tuổi dậy thì:

Thay đổi hormon ở tuổi dậy thì: Khi bước vào tuổi dậy thì, lượng hormone thay đổi nhiều . Sự thay đổi này có thể khiến trẻ khó ngủ. Bên cạnh đó, lượng cortisol tiết ra không đồng đều cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ở độ tuổi này. 

Áp lực trong việc thi cử và học hành: Ngày nay, việc học hành và thi cử của trẻ khá nặng và áp lực. Ngoài ra, áp lực của cha mẹ đặt lên trẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mất ngủ.

mat ngu tuoi day thi 2Thói quen thức khuya học bài: Với lượng kiến thức và bài tập phải nạp vào mỗi ngày dẫn đến tình trạng trẻ thường xuyên thức khuya để hoàn thành tất cả các bài tập. Điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ hình thành thói quen không tốt ở trẻ, dần dần thói quen này sẽ phá vỡ chu kỳ thức ngủ của trẻ dẫn đến mất ngủ. 

Thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử: Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, trẻ được tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử như smartphone, laptop cùng với những trò chơi game hấp dẫn, những chương trình giải trí thu hút trên các nền tảng của các thiết bị này. Ở lứa tuổi này, trẻ rất thích khám phá và tham gia những trò chơi này. Trẻ học tập cả ngày , buổi tối trước khi ngủ là thời gian trẻ giải trí và thường trẻ em khó lòng dứt ra được, ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị gây tỉnh táo cho não bộ, từ đó hình thành thói quen dẫn đến mất ngủ tuổi dậy thì.

Ăn nhiều vào ban đêm: Bánh kẹo, nước ngọt và thức ăn nhanh là loại thực phẩm mà ở lứa tuổi này rất yêu thích. Nạp quá nhiều thức ăn này gây áp lực lên hệ tiêu hoá cũng khiến cho trẻ khó đi vào giấc ngủ và mất ngủ. 

Mất ngủ do các bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân mất ngủ trên, mất ngủ tuổi dậy thì còn do bệnh lý như suy nhược thần kinh, trầm cảm, viêm da, thiếu máu não…

Mất ngủ tuổi dậy thì ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Mụn trứng cá: Trẻ thức khuya lâu dài dẫn đến khó ngủ, mất ngủ sẽ dễ gây ra mụn trứng cá trong độ tuổi này. Tuyến thượng thận sẽ tăng hormone cortisol kích thích tuyến bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn. 

Chiều cao: Quá trình tăng trưởng chiều cao chỉ diễn ra mạnh mẽ vào ban đêm khi cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao diễn ra mạnh mẽ nhất, nếu trẻ thức khuya thường xuyên hoặc mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động kích thích sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ. 

Nhanh lão hoá: Theo một thử nghiệm kéo dài liên tục 1 tuần, những trẻ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, làn da bị lão hoá một cách đáng kể. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp làn da được tái tạo tốt nhất, phục hồi những thương tổn sau một ngày dài đối mặt với nhiều tác nhân bên ngoài . Thiếu ngủ trong một thời gian dài sẽ hao tổn nhiều tế bào mà cơ thể không kịp phục hồi khiến trẻ già hơn trước tuổi.

mat ngu tuoi day thi 3Khả năng tập trung kém, khả năng phản ứng chậm: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong phục hồi sức khỏe não bộ sau một ngày dài học tập căng thẳng. Khi ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung và tinh thần luôn uể oải, dễ bị kích động. Hơn nữa, giấc ngủ còn có tác dụng giúp củng cố lại lượng thông tin đã nạp vào trong ngày, nếu không được ngủ được khả năng củng cố này sẽ bị ảnh hưởng và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, khả năng phản ứng cũng chậm hơn các bạn ở cùng độ tuổi

Cách khắc phục mất ngủ tuổi dậy thì

Ngủ sớm và dậy sớm thay vì thức khuya dậy muộn.

Ăn các thức ăn tốt cho giấc ngủ như…

Tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 1 giờ.

Tập thể dục đều đặn.

Tạo không gian phòng ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh.

Cha mẹ nên giúp trẻ học, đừng tạo áp lực quá nhiều cho trẻ, đồng thời quan tâm trẻ, giúp trẻ tạm gác lại các vấn đề chưa giải quyết được để đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Không nên ngủ nhiều vào ban ngày.

Tham khảo: Top 2 phương pháp hỗ trợ mất ngủ di chứng hậu Covid

Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện được giấc ngủ cho trẻ, bạn nên nhờ sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa để cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Trung tâm y khoa Vạn Hạnh cũng là một địa chỉ an toàn điều trị tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì với đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm, trình độ chuyên và nghiệp vụ cao. 

PGS.Ts.Bs Nguyễn Thi Hùng: Cố vấn chuyên môn của trung tâm. Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, đã từng tu nghiệp tại Mỹ trong điều trị rối loạn vận động. Bác sĩ Hùng chính là người đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Ngoài ra, bác sĩ còn là người đầu tiên ứng dụng nhiều phương pháp chữa trị bệnh mới, hiện đại và tiên tiến.

Ths.Bs Lê Thị Bích Phượng: Giám đốc trung tâm, người có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tế bào gốc trong chữa trị bệnh được ghi nhận tại Việt Nam và thế giới.

  • Ths.Bs Nguyễn Anh Diễm Thúy: Bác sĩ Nội Thần kinh, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh thần kinh, điển hình là bệnh Parkinson.
  • Bs. Lê Thị Tuyết Nhung: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
  • Ths.Bs Lê Thụy Minh An: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Bs.CK! Nguyễn Tuấn Anh: Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh
  • Ths.Bs Lê Nguyễn Thụy Phương: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ths.Bs Lê Hoàng Ngọc Trâm: Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
  • Ts.Bs Võ Văn Sĩ: Tiến sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình

Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
CSKH: 0867 01 09 08
Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn159
Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close