Thoát vị đĩa đệm: Giảm đau 95% nhờ phong bế huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

van hanh

Thống kê cho thấy, khoảng 30% dân số Việt Nam đang gặp phải vấn đề đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc do quá trình thoái hóa tự nhiên, … Đáng chú ý, do nhịp sống bận rộn và ít vận động hiện nay, tình trạng thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, xảy ra ở độ tuổi từ 30-60.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Nhưng thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng khi cúi người, ho hoặc hắt hơi, đau nhiều khi ngồi, đứng hoặc nằm quá lâu
  • Cơn đau lan xuống mông, mặt trước hoặc sau đùi và chân, kèm theo cảm giác tê bì khó chịu
  • Tình trạng đau giảm khi nghỉ ngơi nhưng tăng nhiều khi vận động, thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác tê bì, nhức hoặc bỏng rát

Đọc thêm: Thoát vị đĩa đệm có nhất thiết phải mổ

Giảm đau 95% cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhờ phong bế huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Cuối năm 2023, Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh tiếp nhận ca bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 của một bệnh nhân trẻ tuổi (chỉ mới 20 tuổi). ThS. BS Trương Hoàng Huy -Phụ trách chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, chuyên sâu về Chấn thương thể thao và Y học tái tạo tại Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh cho biết: “Ly là bệnh nhân rất trẻ, khoảng tầm 19 – 20 tuổi thôi nhưng có khối thoát vị rất rõ ở vùng thắt lưng. Bệnh nhân sử dụng thuốc và vật lý trị liệu nhưng không cải thiện như mong đợi.”

THS.BS Trương Hoàng Huy - Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình

THS. BS Trương Hoàng Huy – Phụ trách chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, chuyên sâu chấn thương thể thao và Y học tái tạo tại TTYK Vạn Hạnh

Khi bệnh nhân đến thăm khám, bác sĩ Hoàng Huy đã đề nghị bệnh nhân điều trị thêm bằng liệu pháp Phong bế thần kinh kết hợp Huyết tương giàu tiểu cầu.

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân đã phục hồi rất tốt, các triệu chứng đau nhức không còn nữa. Hiện tại Ly vẫn tiếp tục tập Vật lý trị liệu tại trung tâm để duy trì khớp và đốt sống khỏe mạnh. Các bài tập đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, hỗ trợ cải thiện tư thế lưng linh hoạt, phòng ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Bệnh nhân chia sẻ: “Trước đó em đi khám và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Sau khi đến đây thì bác sĩ chỉ định cho em liệu pháp Phong bế huyết tương, thoát khỏi được cuộc phẫu thuật nên em rất là mừng.”

Mời quý vị xem video bên dưới về những chia sẻ của bệnh nhân và THS. BS Trương Hoàng Huy:

Phong bế thần kinh trong điều trị thoát vị đĩa đệm có khả năng gây tê rễ thần kinh làm ngăn ngăn chặn sự truyền dẫn tín hiệu đau gửi về não. Sau khi tiêm gây tê phong bế thần kinh, bệnh nhân có thể trao đổi và nhận tư vấn với bác sĩ về việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào rễ thần kinh sẽ giúp điều trị tích hợp bảo tồn đĩa đệm, chữa lành mô, giảm đau, kháng viêm và kéo dài hiệu quả điều trị tốt hơn.

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH

– Hotline: 028 3535 4096 – 028 3535 4098

– CSKH: 0867 01 09 08

– Mail: ykhoavanhanh@gmail.com

– Địa chỉ: 159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

– Fanpage: Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh

TRUNG TÂM Y KHOA VẠN HẠNH CẦN THƠ

– Hotline: 029 23 65 66 69 – 029 23 777 938

– CSKH: 0909 707 234

– Mail: ykhoavanhanhcantho@gmail.com

– Địa chỉ: D35 D36 D37 đường số 1 khu đô thị Hưng Phú, phường Hưng Thạnh (mặt đường đại lộ Võ Nguyên Giáp, kế bên cây xăng Hồng Hào 9), quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

– Fanpage: Y Khoa Vạn Hạnh – Cần Thơ

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close