527676143562209

Điều trị trầm cảm sau sinh tại Trung tâm YK Vạn Hạnh

van hanh

Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ mang thai phát triển trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh và được phân biệt với “hội chứng baby blues” dựa vào việc các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của trầm cảm sau sinh kéo dài lâu hơn, mức độ phản ứng và hành vi cũng được xem là nghiêm trọng hơn.

Trong các trường hợp, trầm cảm sau sinh còn tác động tiêu cực đáng kể lên mẹ bỉm dẫn đến nghĩ quẩn và có hành vi, ý định tự sát. Để tránh trường hợp tồi tệ này có thể xảy đến, mẹ bỉm hoặc người thân chăm sóc nên đến thăm khám và điều trị sớm khi nhận thấy có sự xuất hiện của các triệu chứng, hoặc tiếp tục điều trị giảm triệu chứng nếu đã bị trầm cảm từ trước.

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu cần nhận biết

Đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh

  • Người có tiền sử mắc trầm cảm sau sinh hoặc tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ
  • Sinh con không theo kế hoạch hoặc ngoài ý muốn
  • Đang gặp vấn đề trong mối quan hệ vợ/chồng hoặc người thân
  • Em bé sau khi ra đời sức khỏe không tốt, mắc bệnh hoặc cần được đáp ứng các nhu cầu đặc biệt khác
  • Trải qua các sự kiện căng thẳng bất ngờ xảy đến như mất người thân, bệnh tật…
  • Biến chứng thai kỳ: thai chết lưu, sảy thai

Đôi khi, trầm cảm sau sinh thậm chí còn bắt đầu sớm hơn trong giai đoạn mang thai. Vì thế, phụ nữ đang mang thai mắc bệnh trầm cảm cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chẩn đoán trầm cảm sau sinh

Bệnh nhân sẽ có một buổi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý gia, có thể dưới hình thức là một buổi trò chuyện để chẩn đoán về các vấn đề cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần.

Ngoài ra, còn có một số biện pháp giúp hỗ trợ quá trình đánh giá tình trạng bệnh khác:

  • Tầm soát trầm cảm bằng cách điền vào bảng câu hỏi
  • Xét nghiệm máu để xác định xem tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận kém hoạt động có góp phần gây ra các dấu hiệu và triệu chứng hay không
  • Các xét nghiệm khác, nếu cần thiết, để đảm bảo loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng

Các hình thức chẩn đoán này sẽ giúp các bác sĩ và tâm lý gia có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và đặc biệt giúp phân biệt trầm cảm sau sinh với các trường hợp buồn sau sinh ngắn hạn/ “hội chứng baby blues” hoặc một dạng trầm cảm nặng hơn – rối loạn loạn thần sau sinh, đồng thời, dựa vào các thông tin thu thập được tạo ra một kế hoạch điều trị hữu ích, phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

điều trị trầm cảm sau sinh tại TTYK Vạn Hạnh

Điều trị trầm cảm sau sinh tại TTYK Vạn Hạnh

Ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ hoặc sau thai kỳ, mẹ bỉm và người thân chăm sóc nên cân nhắc tìm đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được điều trị bệnh kịp thời khi nhận thấy có các biểu hiện thay đổi về mặt tâm lý và hành vi, để phòng ngừa và tránh khả năng trầm cảm có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của cả mẹ và em bé.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh tại trung tâm YK Vạn Hạnh:

Tùy vào mức độ và đánh giá về tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định đơn trị liệu (1 trong 3 phương pháp) hoặc kết hợp (2 trong 3 hoặc cả 3 phương pháp).

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tâm thần tại TTYK Vạn Hạnh:

Các bác sĩ ở đây đều đã có nhiều kinh nghiệm trong điều trị hiệu quả cả bệnh trầm cảm sau sinh và trầm cảm khi mang thai.

Không chỉ thế, mẹ bỉm khi đến thăm khám sẽ nhận được những ưu tiên và đáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ khi đến chữa bệnh tại trung tâm.


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: ykhoavanhanh2022@gmail.com
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close