Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống – Nguyên nhân và cách điều trị
Tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể đến từ nguyên nhân đơn giản nhất là ngồi lâu hoặc ngồi sai tư thế.
Tuy nhiên, đây chỉ được xem là đau nhức tức thời, mặt khác, nếu biểu hiện đau gối này vẫn liên tục tái phát, cũng như việc các thói quen ngồi lâu, sai tư thế, vận động quá mức vẫn được duy trì hoặc không được sửa đổi sẽ có nguy cơ cao dẫn đến những biến chứng về khớp gối như mắc phải bệnh lý cơ xương khớp và buộc phải can thiệp phẫu thuật nếu bệnh được chẩn đoán đang ở giai đoạn nặng.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tuổi tác và bệnh béo phì gây ra tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, được liệt kê chi tiết trong bài viết sau đây.
Bệnh lý cơ xương khớp phổ biến có triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Thoái hóa khớp gối: khi khớp gối bị lão hóa do tuổi tác sẽ khiến các tế bào sụn khớp bị phá vỡ, mặt khớp không còn trơn láng và thay vào đó đã trở nên thô ráp và xù xì, cọ xát vào nhau gây đau mỗi khi vận động.
Hội chứng đau khớp chè đùi: vận động quá mức hoặc bị trật xương bánh chè do chấn thương sẽ tạo áp lực lên khớp gối gây đau nhức khi đứng lên ngồi xuống, đặc biệt khi các khối cơ đùi bị mất cân bằng do khớp chịu tác động lực lớn khiến các dây thần kinh ở gân, bao hoạt dịch, cơ xung quanh đầu gối bị kích thích, sẽ làm gia tăng cơn đau khi cử động khớp.
Tổn thương xương chậu: khi vùng xương chậu bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi ngồi lâu ở tư thế cong đầu gối, ngồi xổm hay đi bộ lên xuống cầu thang, kèm theo cảm giác đau mỏi.
Tràn dịch khớp gối: khi lượng dịch trong ổ khớp tăng lên và tràn dịch, đầu gối sẽ xuất hiện hiện tượng sưng phù, kèm theo cảm giác nặng nề hơn bình thường, cùng lúc, bộc phát các cơn đau nhức khó chịu khi thực hiện động tác đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng hoặc đi lại.
Bệnh gout: Tinh thể urat lắng đọng trong khớp gối bám vào sụn khớp, sụn chêm và màng hoạt dịch kích thích quá trình viêm và tiết dịch bên trong khớp gối gây nên tình trạng gout, làm tràn dịch khớp gối (triệu chứng tương tự như trên).
Nguyên nhân khiến đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
→ Ngồi lâu
Những người có công việc văn phòng, tài xế …, phải ngồi hơn 6 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày, thường hay gặp phải tình trạng các cơ và khớp gối rất dễ bị cứng lại do duy trì tư thế ngồi lâu, dẫn đến hiện tượng đau nhức khó chịu khi đứng lên và ngồi xuống lại, mất nhiều thời gian để vận động khớp trở lại như bình thường.
Lời khuyên của các bác sĩ để hạn chế tình trạng này là hãy nên xây dựng thói quen đứng lên vươn vai, đi lại sau mỗi 30 – 60 phút ngồi quá lâu.
→ Sai tư thế
Tư thế ngồi không đúng như: bắt chéo chân khi ngồi, ngồi bó gối… sẽ làm tăng áp lực cho bộ phận này đồng thời khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, dẫn đến đau nhức. Do đó, việc thay đổi thói quen ngồi là vô cùng quan trọng. Tư thế đúng là giữ chân trên sàn, thẳng lưng và có thể sử dụng giá gác chân để giữ đầu gối luôn cân bằng.
→ Tuổi tác
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống ở các bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp và tràn dịch khớp gối đều có liên quan đến tuổi tác. Bởi tuổi cao, chức năng của khớp gối suy giảm, sụn khớp bị mòn, dịch khớp giảm do đó dễ gây bệnh và dẫn đến đau nhức, viêm sưng.
→ Vận động quá mức
Vận động khớp gối quá mức có thể dẫn đến chấn thương khiến việc đi lại bị hạn chế hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức khi đứng lên ngồi xuống do có thể mắc phải hội chứng đau khớp chè đùi, tràn dịch khớp gối hoặc đau xương chậu
→ Béo phì
Béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của rất nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh cơ xương khớp có triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống như thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối, bệnh gout…
Trong đó, béo phì tăng nguy cơ 4-5 lần mắc bệnh thoái hóa khớp gối, xảy ra chủ yếu do yếu tố cơ học. Trọng lượng của cơ thể tác động lên sụn khớp làm nghiền nát, nứt và rách sụn hoặc do chuyển hóa các mô mỡ tăng tổng hợp hormon và yếu tố tăng trưởng làm tổn thương sụn và xương dưới sụn.
Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống tại TTYK Vạn Hạnh
Do tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân nên cân nhắc đến thăm khám và thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để được chẩn đoán bệnh chính xác vì nếu chủ quan tiếp tục duy trì tình trạng này mà không điều trị sớm, về lâu dài có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Tại TTYK Vạn Hạnh, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm các loại hình trang thiết bị tiên tiến, cơ sở vật chất được xây mới sẽ đảm bảo quá trình chẩn đoán diễn ra an toàn và cho ra kết quả chính xác. Dịch vụ thăm khám bệnh linh hoạt, đơn giản sẽ giúp bệnh nhân hoàn tất các thủ tục nhanh chóng.
Ngoài phương pháp điều trị dùng thuốc thông dụng, chúng tôi sẽ ưu tiên đẩy mạnh điều trị cho bệnh nhân áp dụng các phương pháp “không dùng thuốc” được đầu tư kĩ lưỡng về mặt chất lượng và hiệu quả, bao gồm các phương pháp:
- Vật lý trị liệu – điều trị bệnh giai đoạn cấp tính và hỗ trợ điều trị phối hợp với các phương pháp dùng thuốc và liệu pháp sinh học khác
- Liệu pháp sinh học: tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và tiêm tế bào gốc (Stem cell)
- [Mới] Phong bế thần kinh: Test xác định nguyên nhân do đau rễ thần kinh, kết hợp điều trị với tiêm PRP