Loãng xương là gì? Tại sao nên tầm soát từ sớm?

van hanh

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, dẫn đến sự suy yếu cấu trúc và giảm khối lượng của xương. Kết quả là xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và dễ gãy.

Loãng xương là gì? Tại sao nên tầm soát từ sớm?

Chu chuyển xương bao gồm hai quá trình tác động qua lại lẫn nhau là quá trình tạo xương và quá trình hủy xương. Trong điều kiện bình thường, quá trình hủy xương và tạo xương hoạt động tương đương nhau.

Trước tuổi 30, quá trình tạo xương diễn ra tốt hơn so với quá trình hủy xương, do đó xương phát triển chắc chắn hơn. Tuy nhiên, sau tuổi 30, tốc độ tạo xương chậm lại, trong khi quá trình hủy xương vẫn tiếp tục. Điều này dẫn đến sự suy yếu và mất mật độ của xương, gây ra tình trạng loãng xương.

Duy trì khối lượng và cấu trúc xương tốt có thể giảm nguy cơ xương bị loãng khi về già. Ngoài ra, những yếu tố khác như canxi và các khoáng chất trong xương, hormone nội tiết và cytokin cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chu chuyển xương và duy trì mật độ xương.

Sự giảm hormone estrogen (ở nữ) và androgen (ở nam) cũng có thể làm tăng quá trình mất xương. Đây chính là lý do tại sao phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc nam giới mắc các vấn đề về sinh dục thường có nguy cơ cao bị loãng xương.

Tại sao nên tầm soát loãng xương từ sớm?

Cần tầm soát sớm loãng xương vì đây là một tình trạng diễn tiến thầm lặng và không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương. Loãng xương thường được gọi là “căn bệnh thầm lặng” hoặc “kẻ  gi-ết người thầm lặng” vì người bệnh không nhận biết được tình trạng của mình.

Tỉ lệ mắc loãng xương tăng theo tuổi tác, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Nam giới có tỉ lệ mắc loãng xương từ 6-8% và tỉ lệ này tăng lên từ 20-25% ở nữ giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, gãy xương do loãng xương có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc tầm soát sớm tình trạng loãng xương giúp phát hiện bệnh sớm, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. Điều này giảm nguy cơ gãy xương, duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đo mật độ xương tầm soát loãng xương

đo mật độ xương tầm soát loãng xương

Đo mật độ xương hay còn gọi là đo loãng xương (Bone Mineral Density – BMD), là một quy trình y tế sử dụng để đánh giá độ dày và chất lượng của xương.

Mục tiêu của việc thực hiện xét nghiệm mật độ xương là phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến loãng xương (xương mỏng, yếu) và mất xương (giảm khối lượng xương) để có thể bắt đầu điều trị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng gãy xương.

Ngắn gọn hơn, đo mật độ xương là một trong những cách đơn giản để theo dõi tình hình sức khỏe xương khớp và ngăn chặn loãng xương.

Các biến chứng của xương bị gãy do loãng xương thường rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già. Do đó, việc phát hiện sớm loãng xương giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm cải thiện tình hình, hạn chế các biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

kiểm tra mật độ xương

Nhìn chung, việc kiểm tra, đo mật độ xương được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây:

  • Xác nhận chẩn đoán loãng xương nếu đã xảy ra gãy xương
  • Phát hiện sớm loãng xương và giảm khối lượng xương
  • Dự đoán khả năng gãy xương trong tương lai
  • Xác định tỷ lệ mất xương và tình trạng của xương khớp qua mật độ xương
  • Đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị loãng xương

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, phụ nữ trong khoảng tuổi 40-45 và nam giới trong khoảng tuổi 50-60 cần quan tâm đến vấn đề về xương khớp. Không nên coi thường những triệu chứng đau nhức xương khớp hoặc tình trạng xương dễ gãy do chấn thương hoặc va chạm nhẹ.

Việc đo mật độ xương đóng một vai trò quan trọng nhằm phát hiện và điều trị loãng xương, và bạn nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện kỹ thuật này.

Xem thêm bài viết: Đo mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra mật độ xương?

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close