Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm và những lưu ý quan trọng

van hanh

Thoát vị đĩa đệm có các giai đoạn bệnh có thể tiến triển đến các mức độ nghiêm trọng, gây kích thích và dẫn đến biến chứng nặng nề -> đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh.

Các giai đoạn này (hoặc các giai đoạn trước đó) của bệnh thường được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm hình ảnh đĩa đệm, cho thấy rõ được “quỹ đạo” của đĩa đệm dần bị chệch khỏi vị trí ban đầu, tiến ra khỏi bao xơ và làm các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép.   

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Chụp X-quang: đánh giá cấu trúc xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): là 1 kỹ thuật cao nhằm đánh giá các tổn thương tương đối chính xác, đặc biệt là mô mềm và sụn
  • Siêu âm: đánh giá tình trạng viêm mô mềm ở các vị trí đĩa đệm bị thoát vị

các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Dựa vào mức độ, thoát vị đĩa đệm thường được phân thành bốn giai đoạn. Với mỗi một giai đoạn, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và nguy cơ chèn ép dây thần kinh cũng tăng lên. Mô hình điều trị cũng sẽ có sự thay đổi ở từng giai đoạn.

Bốn giai đoạn của thoát vị đĩa đệm bao gồm:

Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm

> Nhân nhầy của đĩa đệm bị phình và đẩy nhẹ bao xơ ra ngoài, chèn ép nhẹ các dây thần kinh.

> Các triệu chứng ở giai đoạn này thường không rõ ràng, thỉnh thoảng người bệnh sẽ thấy các cơn đau nhức ở vùng cổ hoặc lưng khi đi lại hoặc ngồi quá lâu, đôi khi sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ran dọc theo cánh tay/chân.

  • Cách điều trị: Nếu có thể phát hiện bệnh trong giai đoạn này, người bệnh chỉ cần tập vật lý trị liệu, xây dựng lối sống lành mạnh, kiêng khem làm việc nặng, bệnh hoàn toàn có thể được đẩy lùi mà không cần dùng thuốc.

Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm

> Khối nhân nhầy bên trong trực trào ra ngoài khiến đĩa đệm bị lồi to hơn so với bình thường. Lúc này, bao xơ đã bị rách nhưng chỉ bị rách một phần. Các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép nhiều hơn, gây kích thích dây thần kinh.

> Cơn đau ở giai đoạn 2 sẽ rõ ràng hơn, đau âm ỉ và thường xuyên hơn. Đau tăng khi làm việc nặng và xuất hiện các triệu chứng tê bì chân tay.

  • Cách điều trị: Điều trị dùng thuốc giảm đau kết hợp tập vật lý trị liệu sẽ được áp dụng trong giai đoạn này. Có thể áp dụng Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) để tăng cường hiệu quả chữa lành thương tổn, thường mang lại hiệu quả cao khi điều trị với các trường hợp bị thoái hóa đĩa đệm.

Giai đoạn 3 – Đĩa đệm “thoát vị”, chui ra khỏi bao xơ

> Bao xơ bị rách hoàn toàn, đĩa đệm bị tổn thương và nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép dây thần kinh và ống sống.

> Hầu hết người bệnh sẽ phát hiện bệnh và quyết định đến thăm khám với bác sĩ ở giai đoạn thứ 3, bởi cơn đau khi này sẽ trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều, tần suất đau và tê bì chân tay dày đặc hơn, thường xuyên bị cứng cơ và cơn đau liên tục không dứt, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi người bệnh vận động mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng di chuyển, vận động trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

  • Cách điều trị: Giai đoạn 3 rất cần có sự can thiệp y tế vì sẽ giúp phòng ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn 4 – giai đoạn bệnh nặng hơn và phải phẫu thuật. Nhưng ngoài việc sử dụng các bài thuốc thông dụng và vật lý trị liệu hoặc tiêm PRP để làm chậm quá trình thoái hóa, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định thực hiện Tiêm phong bế thần kinh với các kết quả điều trị tạm thời, lâu dài hoặc vĩnh viễn, tùy vào gói điều trị.

Giai đoạn 4 – Hư đĩa đệm

> Đĩa đệm bị hư tổn nặng, nhân nhầy bị biến dạng, bao xơ bị phá vỡ. Giảm rõ chiều cao khoang đốt sống dẫn đến hẹp ống sống thứ phát và hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp mọc gai xương ở bờ viền của các thân đốt sống.

> Ở giai đoạn này có các triệu chứng tương tự với giai đoạn 3 nhưng nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, không thể quay cổ hoặc cúi người. Cơn đau dữ dội không dứt kể cả khi nghỉ ngơi.

> Các biến chứng và dấu hiệu của chèn ép dây thần kinh ngày một rõ rệt như: đau lan xuống bả vai, yếu cơ cánh tay, không thể cầm nắm hoặc không thể dơ cao tay, người bệnh thường xuyên đau đầu, chóng mặt bởi thiếu máu lên não do dây thần kinh bị chèn ép. Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cẳng chân, đùi, bàn chân sẽ bị tê, liệt, đại tiểu tiện không tự chủ, phải dùng nạng khi di chuyển hoặc không thể di chuyển.

  • Cách điều trị: đây là giai đoạn bệnh hầu hết cần có sự can thiệp của phẫu thuật sớm để tránh nguy cơ bị teo cơ và bại liệt.

 

[Tổng kết] – Những lưu ý quan trọng

Thoát vị đĩa đệm ở một số trường hợp sẽ không thấy xuất hiện triệu chứng, do đó khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhận biết và điều trị bệnh sớm. Đây cũng được xem là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng của đĩa đệm chèn ép dây thần kinh – giai đoạn 4.

Không chỉ thế, thoát vị đĩa đệm hiện còn đang có xu hướng trẻ hóa hơn so với trước đây, và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của phần lớn những bệnh nhân là người làm các công việc văn phòng, ngồi lâu do phải tiếp xúc nhiều với máy tính.

Vì vậy, khi có các vấn đề về cột sống như đau, nhức hoặc tê bì chân tay… người bệnh nên tìm đến tư vấn hoặc thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và lựa chọn hướng điều trị phù hợp.

Phong bế thần kinh điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

 

Xem thêm:

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh


Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả
☎️ Hotline: 028.3535.4096 – 028.3535.4098
☎️ CSKH: 0867 01 09 08
📩 Mail: lienhe@ykhoavanhanh.vn
🏬159 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close