Các rối loạn phát triển thần kinh nào ảnh hưởng đến việc học của con?

van hanh

(*) Bài viết được chia sẻ bởi Th.S Tâm lý Đặng Thị Hữu Duyên.

Các rối loạn phát triển như Tăng động giảm chú ý, Rối loạn phổ tự kỷ, Chậm phát triển hoặc các rối loạn học tập… có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, kỹ năng xã hội, điều chỉnh cảm xúc và quản lý hành vi của trẻ. Điều này gây ra nhiều trở ngại cho trẻ khi học ở trường.

Ví dụ, trẻ giảm chú ý dễ bị mất tập trung, khó theo dõi các hướng dẫn của giáo viên, trẻ tăng động khó ngồi yên học trong khoảng thời gian dài, trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi tiếp thu những kiến thức mới và thích nghi với sự thay đổi. Hoặc một số trẻ chỉ gặp trở ngại ở một số lĩnh vực nhất định như đọc, viết chính tả hay học toán trong khi vẫn có thể phát triển tốt ở các lĩnh vực khác.

Các rối loạn phát triển thần kinh nào ảnh hưởng đến việc học của con?

Dưới đây là các dấu hiệu liên quan đến rối loạn phát triển mà phụ huynh cần lưu ý:

Rối loạn phát triển: tăng động giảm chú ý 

Dấu hiệu tăng động: 

  • Thường bồn chồn, vặn vẹo hoặc di chuyển xung quanh ngay cả khi được yêu cầu phải ngồi yên
  • Liên tục di chuyển và hoạt động như thể được gắn động cơ
  • Không thể chơi một cách yên lặng 
  • Gặp khó khăn khi chờ đến lượt, như khi đứng xếp hàng, chờ đến lượt nói trong cuộc trò chuyện

Dấu hiệu giảm chú ý: 

  • Thường không chú ý đến chi tiết hoặc mắc lỗi sai sót trong học tập hoặc trong các hoạt động khác, hay quên. Thường làm mất đồ dùng cần thiết như dụng cụ học tập, thẻ học sinh
  • Khó duy trì sự chú ý khi chơi và thực hiện nhiệm vụ, ví dụ khó tập trung khi nói chuyện với người khác, làm bài kiểm tra hoặc bài tập dài. Đối với hoạt động mà trẻ yêu thích như chơi game, xem ti vi, điện thoại trẻ vẫn có thể tập trung.
  • Khó làm theo hướng dẫn hoặc hoàn thành bài tập ở trường hay công việc nhà, hoặc bắt đầu công việc nhưng mất tập trung và dễ bị sao nhãng.
  • Khó tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động, chẳng hạn như thực hiện các nhiệm vụ theo trình tự, khó sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, thường xuyên trễ giờ, trễ hạn
  • Cố gắng né tránh các nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực, như viết bài hay làm các bài tập dài.
  • Dễ bị phân tâm bởi những suy nghĩ hoặc kích thích không liên quan.

Đọc thêm: Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) – Nhận biết & Điều trị

Trẻ chậm phát triển

  • Chậm tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mới thể hiện ở những khó khăn trong việc lý luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, phán đoán, học tập ở trường và học thông qua các hoạt động.
  • Các kỹ năng của trẻ chậm hơn so với lứa tuổi về mặt giao tiếp, vận động, kỹ năng sinh hoạt thường ngày, quan hệ xã hội, vui chơi giải trí.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ

  • Có hành động hoặc lời nói rập khuôn, lặp đi lặp lại (ví dụ: vỗ tay liên tục hoặc co các ngón tay, vẫy bàn tay, lặp đi lặp lại các cụm từ đặc biệt hoặc lời nói của người khác, câu nói trên ti vi hoặc chương trình truyền hình).
  • Khó khăn với các tương tác xã hội, trẻ có thể muốn nói chuyện hoặc tương tác với người khác nhưng không biết cách mở lời, duy trì và kết thúc cuộc trò chuyện, khó nhận biết và hiểu các tín hiệu xã hội như câu nói ẩn ý, tu từ…
  • Mối quan tâm hạn chế về một hoặc một vài chủ đề đặc biệt.
  • Khó chịu với những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày như sự kiện được lên kế hoạch từ trước bị thay đổi, một đồ dùng quen thuộc bị mất.
  • Khó quản lý cảm xúc, đôi khi bộc phát bằng lời nói hoặc hành vi, giận dữ, tự làm đau mình.
  • Quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm về giác quan ví dụ khó chịu với một loại ánh sáng, âm thanh, mùi, kiểu quần áo nhất định.
  • Gặp khó khăn khi viết bài văn, khó diễn đạt ý, cấu trúc câu hạn chế, lặp đi lặp lại.

Trẻ có rối loạn học tập

  • Đọc từ không chính xác hoặc đọc chậm và tốn nhiều công sức (ví dụ: đọc sai các từ đơn hoặc đọc chậm và ngập ngừng, thường xuyên đoán từ, gặp khó khăn khi phát âm từ).
  • Khó hiểu ý nghĩa của nội dung bài đọc (ví dụ: có thể đọc chính xác văn bản nhưng không hiểu trình tự, mối quan hệ, suy luận hoặc ý nghĩa sâu xa hơn của nội dung được đọc).
  • Gặp khó khăn về chính tả (ví dụ: viết sai chính tả, viết ngược từ, có thể thêm, bớt, thay thế nguyên âm, phụ âm, đảo thứ tự nguyên âm và phụ âm).
  • Khó khăn trong việc diễn đạt bằng văn bản (ví dụ: mắc nhiều lỗi ngữ pháp hoặc dấu câu, tổ chức đoạn văn kém, diễn đạt thiếu rõ ràng).
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa các con số, phép tính (ví dụ: nhớ số, phân biệt số lớn số bé, đếm bằng ngón tay để cộng các số có một chữ số)
  • Gặp khó khăn trong việc suy luận toán học (ví dụ: áp dụng các khái niệm hoặc công thức để giải các bài toán).

Nếu con có những trở ngại học tập kéo dài hoặc ba mẹ lo ngại về các khó khăn khác liên quan đến sức khỏe tinh thần của con, gia đình có thể tìm đến các bác sĩ tâm thần nhi, chuyên viên tâm lý trẻ em hoặc chuyên viên giáo dục đặc biệt để được trợ giúp.

—————–

ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM TÂM LÝ TRẺ EM TẠI: https://ykhoavanhanh.vn/#dat-lich-kham

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TƯ VẤN TỐT NHẤT: https://ykhoavanhanh.vn/lien-he

Fanpage: Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh

Ngoài ra, quý khách hàng có thể gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028.3535.4096 –  0867 01 09 08 hoặc nhắn tin trực tiếp vào Fanpage để được hỗ trợ sớm nhất

Tin tức khác

van hanh
Liên hệ Close
Đặt lịch
Kiểm tra
sức khỏe
Close